Chạy theo .NET????

Hic, mấy tuần này đang rảnh, nên ngồi đọc tài liệu, cập nhật kiến thức. Mình đã quyết định đi theo hướng công nghệ của MS, chạy theo nó đúng là hụt hơi luôn. .NET 3.0 vừa mới ra, chưa kịp xài, đã ra .NET 3.5, VSS Orcas và SilverLight… hic hic hic

Tranh thủ viết blog, chia sẻ với bạn bè chút kiến thức mới sưu tầm được.

Bài viết này trước hết giải thích một số nền tảng mới trong .NET 3.0.

Trước hết, thì theo đọc qua taì liệu 1 cách sơ bộ thì có thể đưa ra công thức cho .NET 3.0 là

.NET 3.0 = .NET 2.0 + WPF + WCS + WF + WPF

Riêng đối với .NET 3.5 ngoài WPF + WCS + WF + WPF, phần core sử dụng CLR 3.5 còn có thêm 1 cái khá hay đó là LINQ và ASP .NET AJAX được tích hợp các tính năng MS ASP .NET AJAX 1.0 (trước đó code name là Atlas) từ thời .NET 2.0 và khá nhiều tính năng mới được thêm vào. Có thể nói từ .NET 3.0 sang .NET 3.5 là cả 1 break change.

Okie okie, đi chi tiết cho .NET 3.0 trước, thì dưới đây là 1 số tính năng mới của nó

Chúng ta sẽ đi sâu hơn chi tiết từng đề mục:

WPF: Windows Presentation Foundation

WPF là một bộ các controls trong đó có khá nhiều cái là trùng lặp với các control đơn giản trong Windows Form. Tuy nhiên, các control mới hỗ trợ các tính năng về đồ họa và các tương tác một cách có ấn tượng hơn.

Ví dụ như các đối tượng có thể chứa các đối tượng khác như là 1 nội dung của nó. 1 cái button có thể chứa cả 1 cái Grid, trong grid có thể chứa nhiều label, textbox, hình hay bất kỳ các control nào khác. Đó là đặc điểm khá tuyệt vời của WPF, nó cho phép các control thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau cùng với các tương tác khác nhau, hơn là chỉ 1 đòng text.

Các control trong WPF cũng có thể được tô gradient phần background. Lập trình viên có thể định ra cacs style và template sẵn để cho toàn bộ form có 1 cái GUI thống nhất. Nếu như mà mình cần thay đổi 1 cái button từ kiểu linear gradient (đổ màu tuyến tính) từ màu đỏ sang vàng thành radial gradient (đổ màu tuyến tính theo tâm vòng tròn) từ màu trắng sang đen, mình có thể làm rất dễ dàng trong vài giây và chỉ tại 1 chỗ.

Một đặc điểm nữa của các Control trong WPF đó là nó có thể chứa các trigger, và thực hiện số số action nào đó khi nhận được “kích thích” . Ví dụ 1 cái button có thể thay đổi màu sắc, làm bự ra, thu nhỏ lại, hay quay vòng vòng hay nói chung, các hiệu ứng mà con chuột được đưa vào hoặc là đc nhấn lên đó.

Một trong những khái niệm quan trọng nhất trong WPF là sự tách biệt giữa giao diện và code của nó. Từ ý tưởng là người thiết kế giau diện có thể dùng 1 cái tool như là Expression để xây dựng giao diện, và developer sẽ xử lý code cho các đối tượng đó. Hiện tại, thì chương trình Expression ko có đc miễn phí mà nó phải đc trả tiền để có nó, và MS cũng chưa có cho biết là Expression có được có trong Visual Studio hay ko? Hiện tại, với cái giao diện design WPF trong Visual Studio thì nó ko có làm việc tốt lắm với các control của WPF. Hi vọng sẽ có những caỉ tiến hơn trong các phiên bản sau.

Trong WPF cũng có đưa them 1 khái niệm là XAML XAML (Extensible Application Markup Language — đọc là “zammel”), đây là ngôn ngữ mà sẽ định dạng câú trúc cuả WPF và cũng là ngôn ngữ chính để tạo ra SilverLight object.

Tuy nhiên, các WPF control lại ko muốn “làm việc” chung với các Windows Form control. Mình có thể dùng 1 control của Win Form để chứa WPF control và ngược lại, tuy nhiên, nó ko có dễ dàng như việc kéo thả những control thông thường trong 1 cái form.

Ví dụ, control trong Win Form sử dụng Text để define cái text của control đó như Button hay Textbox chẳng hạn. Ngược lại, các WPF control sử dụng Content để define cái mà bên trong nó chứa, có thể là 1 control khác hoặc 1 đoạn text chẳng hạn. Ngoại trừ Window object (là 1 phiên bản trong WPF của Form) thì cần có cả Content chứa các controls khác và cả Title để định nghĩa cái tiêu đề form.

Windows Control cũng sử dụng FontFamily, FontSize, FontStretch, FontStyle, và FontWeight một cách riêng biệt để hiển thị text, nhưng với Control WPF thì sử dụng thuộc tính Font duy nhất với các thuộc tính riêng. Điều này cũng đồng nghĩa là Visual Studio’s WPF form designer sẽ ko có tạo ra những dialog có những font đẹp hơn theo ý mình.

WCF – Windows Communication Foundation

Windows Communication Foundation là 1 bộ các công cụ để thực hiện theo Dịch vụ hướng Kiến Trúc (SOA). Nó bao gồm các lớp và method để xây dựng các lớp (class) client và server. Những tool này giúp lập trình viên xây dựng cacs Class một cách rất dễ dàng.

WCF cũng đồng thời cho phép client và server giao tiếp với nhau bằng rất nhiều cách như TCP, HTTP, name pipes hay Message Queue. WCF cũng đồng thời bao gồm các tính năng để cung cấp các giải pháp giao tiếp an toàn giữa client và server.

Tuy nhiên, 1 điểm bất lợi là WCF cung cấp tất cả những option này thì đồng thời, nó cũng yêu cầu cấu hình, cấu hình cho WCF là 1 vấn đề. VSS cũng ko cung cấp nhiều thông tin hướng dẫn làm sao để build một file cấu hình bằng file XML để câú hình client và server ở mức độ mong muôns. Vì vậy, vấn đề cấu hình cho WCF là một khó khăn mà cần cân nhắc khi sử dụng WCF.

WF – Windows Workflow Foundation

Hì, trước tiên, chúng ta cần giải thích vì sao MS lại sử dụng WF cho cụm từ Windows Workflow Foundation mà đúng ra là fải sử dụng WFF? Thực ra, WFF là tên viết tắt của tổ chức World Wrestling Federation, nên MS cũng ko muốn bị kiện tụng gì nữa, cuối cùng đã sử dụng là WF vừa ngắn gọn hơn. Vì vậy, ở 1 số tài liệu, thuật ngữ này được sử dụng là Windows Workflow hoặc Workflow.

WF cung cấp 1 nhóm các lớp (class) mà mô hình hoá từng khía cạnh của 1 workflow của 1 ứng dụng. Những lớp khác nhau đại diện cho những action ví dụ như đợi 1 sự kiện, thực thi theo điều kiện (branching), đợi 1 trong nhiều sự việc xảy ra và thực thi các lệnh tuần tự.

Sau khi thiết kế workflow, 1 workflow engine sẽ di chuyển các đối tượng qua rất nhiều trạng thái trong workflow cho tới khi chúng đế
n được điều kiện kết thúc.

Windows CardSpace

WC – CardSpace (hay InfoCard) là 1 công cụ để xây dựng hệ thống nhận dạng dựa vào CardSpace đã trên máy client. Ví dụ trên Ebay xây dựng 1 hệ thống cho phép xác định tính đáng tin cậy cuả ngươì mua và người bán. Tương tự, người dùng CardSpace cũng sẽ tạo ra các identities mà người khác ko thể làm giả khi thao tác với chương trình ứng dụng.

CNG – Cryptography API: Next Generation

CNG được MS hứa hẹn là 1 mô hình mới, đơn giả trong việc mã hoá. Nó bao gồm nhiều cách để “plug and play” với các component khác nhau ví dụ như bộ sinh số ngẫu nhiên (có thể được customize). Nó cũng bao gồm các giải thuật mã hoá mới trên thế giới.

Tuy nhiên, có vẻ như không phải là ý tưởng hay khi dùng CNG với managed code. Thư viện CNG ko fải là thư viện .NET (.NET assembly), nó cũng không phải là COM, cũng không phải là 1 kiểu thư viện như *.tbl file

UAC – User Application Control

Nếu ai đã từng sử dụng Vista thì sẽ thấy 1 điều rằng, dù đang login vào quyền Administrator, thì khi cài đặt phần mềm hoặc tương tác 1 số phần hệ thống, thì 1 hộp thoại sẽ hiển thị, và đôi khi, hiển thị cả ô nhập password của admin. Cách làm này nhằm bảo vệ hệ thống được phép truy xuất bởi những người được phép.

UAC hướng tới việc điều khiển các quyền sử dụng của người dùng đối với application, vì vậy, khi lập trình, thì cần lưu ý đến mức độ ảnh hưởng và cần dùng quyền càng ít càng tốt.

Trong .NET, thì các quyền như ghi, sửa, xoá Registry được phép thực thi mà không cần quyền Admin.

Phù, mệt quá, entry sau viết tiếp: So sánh giữa .NET 1.0, 2.0, 3.0 và 3.5

Một số tài liệu tham khảo

2 thoughts on “Chạy theo .NET????

Để lại phản hồi