Entry for March 24, 2008

Răng mà ghét bị bịnh rứa ko bit nữa.

Hix, tự nhiên bị viêm cái amidan mà bị sốt người, toàn thân rã rời. Uống 1 đám thuốc.

Edited:

PS: Bà con đừng kiu tui đi cắt amidan nha, Bác sĩ đã nói roài đó, amidan như là 1 chú lính bảo vệ trong cái hệ miễn dịch của cơ thể, có chuyện gì bệnh tật là nó…lãnh đạn trước sau đó mới tới cơ thể. Trừ trường hợp ko thể giữ lại được nữa thui lúc đó mới…cắt đi.

Mà tình trạng của mèo hiện giờ là … chú lính canh vẫn đang rất khỏe. Nhân tiện, sưu tầm 1 bài về Amidan cho ai muốn cắt nó khi ko có gì để tham khảo:

Amidan là gì?

Amidan là nhóm tân bào dùng để bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra chất IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Há miệng ra, ta thấy đáy lưỡi, hai bên đáy lưỡi là 2 amidan.

Mặt ngoài của amidan láng màu hồng, không nhức, không to. Lúc mới sinh, hai amidan rất nhỏ nằm sát hai bên thành họng. Amidan lớn dần theo nhu cầu cơ thể. Thể tích tăng lớn nhất vào khoảng từ 7 đến 10 tuổi, sau nhỏ dần đến tuổi dậy thì.

Amidan là nơi diệt trùng mạnh nhất so với các cơ quan cùng nhóm. Nếu giữ vệ sinh không sạch, không năng rửa tay, nhất là, trước khi ăn hay lấy tay ngoáy mũi, cho vào họng, không súc miệng, ăn xong không đánh răng, v.v…, vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt, amidan phải tích cực lắm mới tiêu diệt được số vi khuẩn to lớn này.

Ổ vi trùng Amidan

Nhưng nếu bị suy dinh dưỡng và trong đợt dịch cảm cúm nào đó, nhất là với trẻ em, amidan cũng bị tràn ngập vi khuẩn. Chỉ điều trị bằng kháng sinh, bệnh mới bớt nhanh.

Nhưng nếu tình trạng kém vệ sinh và suy dinh dưỡng vẫn tiếp tục, đợt nhiễm trùng amidan kế tiếp xảy ra rất dễ dàng. Đến một lúc nào đó, amidan mất khả năng diệt trùng và thường xuyên bị tràn ngập vi khuẩn. Lúc này amidan là ổ vi trùng chứ không còn là nơi diệt trùng nữa.

Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan nhưng nhiều nhất là từ 6 đến 14 tuổi. Trai hay gái, đều bị viêm ngang nhau.

Amidan không phải khối thịt thừa

Một em bé ăn ngủ bình thường, thể trọng tăng dần mặc dù hai amidan to hồng và láng, không khó nuốt, không khó thở, hai amidan hoạt động tốt và trong trường hợp đó không lý do gì cắt bỏ amidan đi.

Nhiều cha mẹ đem con đến bệnh viện xin cắt amidan trong tình trạng này vì coi nó là “thịt dư”. Cũng có nhiều bà con nghe lời hàng xóm là phải cắt “thịt dư” em bé mới mau lớn. Quan niệm này sai lầm hoàn toàn.

Trên thế giới, chỉ định cắt amidan được giới hạn tối đa sau khi các bác sỹ khám phá ra các lợi ích của amidan đối với cơ thể trẻ em. Số các cháu viêm amidan nhẹ rất nhiều và không cần thiết phải cắt. Chỉ các em bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến cắt bỏ.

Chỉ định cắt amidan được thu gọn lại còn bốn điểm sau đây:

Amidan đã bị một đợt viêm cấp mủ

Amidan bị viêm mạn nhưng có triệu chứng khó nuốt, khó thở, vì quá to

Amidan bị viêm mạn nhưng lên cơn bộc phát nhiều lần trong năm, chẳng hạn 5-7 cơn bộc phát trở lên trong một năm

Amidan bị viêm mạn, trẻ ngừng thở từng cơn trong lúc ngủ.

Theo BS Hoài Hương

Tiền phong

6 thoughts on “Entry for March 24, 2008

  • Đó chỉ là biến chứng hậu phẫu thôi, đó là điều tất yếu mà phẫu thuật ngoại khoa nào cũng phải chấp nhận. Nhưng chết do cắt amiđan thì cực kì hiếm đấy và với trình độ của các bệnh viện chuyên khoa thì càng hiếm, nếu không nói là bệnh nhân đó phải cực kì xấu số. Chỉ khi nào tiền phẫu không tốt, chưa xác định được bệnh nhân bị rối loạn đông máu, đến khi mổ không cầm được máu thì mới gây tử vong thôi. Còn nếu xác định được thì người ta sẽ chuẩn bị các biện pháp để tránh mất máu khi mổ. Bình thường mọi người đi mổ amiđan đầy ra đấy có làm sao đâu.

  • Em cắt cái cụp từ năm ngoái. Mà bị viêm họng thường xuyên thì hẵng cắt, còn không thì thôi, tốn tiền.
    Với lại, quay về chuyện MinhMeo bị viêm họng. Mong bệnh mau bớt hen.

Để lại phản hồi