Với những ai học ngành IT, nếu nói đến việc thăng tiến trong công việc, thì thường sẽ được giới thiệu các mức thăng tiến như: Junior Developer (Tạm dịch lập trình viên mới vào nghề), Developer (Lập trình viên – khá hơn anh Junior), Senior Developer (Lập trình viên nhiều kinh nghiệm), rồi analyst và senior analyst… Tuy nhiên, đây chỉ là mới mức thăng cấp thiên về kỹ thuật rất phổ biến. Với những người có một ít kinh nghiệm, từ 3-5 năm trở lên, thì lúc đó người ta lại nghĩ về việc thăng tiến theo một hướng khác. Và đề tài tại sao tao làm rất tốt nhưng không được thăng tiến là một đề tài được nhiều người bàn luận, và đôi khi, nó lại là điểm gây bất mãn cho chính những người làm việc.
Thăng tiến được bàn tới ở đây, không phải là kiểu thăng tiến thuần về kỹ năng công việc như đã bàn ở trên vì đây là một kiểu thăng tiến bình thường trong bất kỳ ngành kỹ thuật nào, chỉ cần làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì sẽ được thăng tiến. Thăng tiến ở đây là muốn nói về thăng tiến về khả năng quản lý, cụ thể từ Developer trở thành Analyst, từ Analyst trở thành Manager, từ Manager trở thành Director, từ Director trở thành Vice President (VP)…etc.
Ở công ty phần mềm G., Giám Đốc có ý tưởng rằng sẽ promote cho các nhân viên cấp dưới lên cấp cao hơn, ví dụ như nhân viên từ phòng nhập liệu (ngồi đánh máy và nhập dữ liệu) sẽ promote lên Tester, sau đó từ Tester promote lên Programmer. Một thời gian sau, khi công ty bắt đầu thành lập phòng Marketing, thì ông lại tiếp tục promote 1 số nhân viên phòng nhập liệu (chủ yếu là nữ, chỉ tốt nghiệp cấp 3 hoặc đang học cao đẳng, tại chức…) lên làm nhân viên sales và cô lễ tân (đang học cao đẳng kinh tế) làm leader của bộ phận Marketing. Để lý giải cho việc promote này, vị giám đốc này muốn nâng đỡ và tạo điều kiện để các nhân viên có khả năng làm tốt và có chính sách tốt với những nhân viên kỳ cựu hoặc trung thành với công ty.
Trong khi, ở hầu hết các công ty làm về kỹ thuật, ít khi thấy sự thăng tiến kiểu thăng chức như vậy, chủ yếu là thăng cấp thiên về kỹ thuật và kinh nghiệm thuần kỹ thuật. Và sẽ có rất nhiều người tự hỏi, là tại sao không được thăng cấp lên cấp quản lý cao hơn trong khi họ đang làm và hoàn thành rất tốt công việc của họ.
Để lý giải cho việc này, trong quản lý có 1 nguyên tắc: “Bạn đừng bao giờ thăng chức (mặt quản lý) cho ai làm đang tốt công việc của người đó mà hãy thăng chức cho những ai đang thay đổi công việc của người đó”
Về mặt quản lý và nhân sự trong ngành kỹ thuật, với 1 ai đó, làm rất tốt công việc mà họ được giao thậm chí là tốt hơn cả mong đợi, thì họ nên được thưởng hoặc được tuyên dương, nhưng không nên thăng chức. Trong kinh nghiệm của những công ty đi trước đã cho thấy rất nhiều trường hợp một người làm rất tốt ở vai trò developer nhưng lại thất bại ở vai trò team leader, một người cực kỳ giỏi trong vai trò Analyst nhưng lại thất bại ở vai trò Project Manager hoặc IT Manager.
Ở đây, sự thăng tiến đồng nghĩa với sự thay đổi trách nhiệm đồng thời ở mỗi cấp quản lý cao hơn, công việc về kỹ thuật phải làm sẽ càng ít hơn, tuy nhiên, mức độ cạnh tranh cũng càng khốc liệt hơn, các kỹ năng mềm bạn phải cần càng nhiều hơn. Ở các mức quản lý, không ai chỉ cho bạn phải cách làm như thế nào vì chẳng bao giờ có một con đường cụ thể và rõ ràng cho công việc của bạn. Trong một số trường hợp, nếu có điều kiện, hãy theo dõi và rút ra những kinh nghiệm khi quan sát những gì cấp trên đang làm, trải qua và đã mắc phải.
Một nhân viên đáng để được thăng tiến lên cấp quản lý cao hơn nếu nhân viên đó không chỉ có khả năng hoàn thành những công việc được giao mà còn có những thái độ và mức độ quan tâm nào đó để thể hiện rằng anh ta có khả năng làm công việc ở mức cao hơn.
Rõ ràng, chẳng ai muốn thăng cấp nhân viên để rồi thấy nhân viên mình thăng cấp thất bại ở vai trò mới. Như đã đưa ví dụ ở trên, đưa một người Tester giỏi lên làm một Developer có thể làm cho công ty mất đi 1 người Tester giỏi và nhận được 1 người Developer tồi. Cũng như mất đi một người nhập dữ liệu cực kỳ chính xác nhưng lại có được một người mà không thể nào nảy ra 1 ý tưởng để maketing cho các dự án của công ty hoặc đưa ra các ý tưởng marketing một cách vụng về.
Vì vậy, đừng bao giờ than phiền rằng, tại sao tôi không được promote lên cấp quản lý khi mà tôi lập trình rất giỏi, hoặc có những phân tích hệ thống rất cừ. Bạn cần thể hiện được khả năng cho ngườ quản lý của bạn thấy rằng rủi ro để promote bạn lên cấp quản lý cao hơn là rất thấp. Do đó, đừng bao giờ đổ lỗi cho cấp quản lý rằng bạn làm rất lâu năm hay làm rất tốt nhưng không được thăng chức, tất cả đều nằm trong tay bạn.
Again, bạn phải thể hiện cho người quản lý của bạn thấy rằng bạn đang sở hữu đủ kỹ năng cho công việc của cấp quản lý cao hơn, và điều đó sẽ làm cho quyết định thăng cấp cho bạn là quyết định đúng đắn.
Nếu bạn đang làm Programmer, và bạn chỉ có quan tâm tới việc làm sao để làm rõ ràng các specifications và làm sao code thật nhanh và thật ít bug xảy ra, dễ maintanance… bạn sẽ không bao giờ được thăng cấp lên mức analyst. Nhưng nếu khi nhận được các specification, bạn đặt ra những câu hỏi thông minh kiểu như tại sao nó lại được làm như vậy hay cách thức nó làm vậy hay bạn có thể đề nghị 1 số giải pháp khác tốt hơn về mặt thời gian, tiền bạc để đạt những yêu cầu được đưa ra, bạn đang có khả năng để làm analyst.
Nếu bạn đang ở vị trí Analyst, và bạn không hề quan tâm tới môi trường nhân sự, công đoàn… thì bạn sẽ mãi mãi làm ở vị trí Analyst. Tuy nhiên, nếu bạn cho thấy rằng bạn nhận ra được những vấn đề và hiểu các vấn đề của công ty mà liên quan tới các vấn đề về nhân sự, tổ chức dự án và những khả năng xảy ra, bạn đang “trên đường” đến vị trí Manager.
Nếu bạn đang ở vị trí Manager, và bạn quan tâm tới các vấn đề tài chính và các chiến lược ảnh hưởng đến công ty, bạn đang từ từ tiến tới vị trí Vice President.
Và tất nhiên, còn nhiều thứ khác để bạn phải quan tâm tới ở mỗi vị trí và trong thời gian chuyển giao. Ở trên chỉ là các ví dụ đơn giản để cho thấy rằng tất cả cơ hội đều nằm trong tay bạn nếu bạn có khả năng. Và cũng xin nhắc lại, ở các vị trí cao hơn, bạn phải đối mặt với các quyết định mang tính ảnh hưởng rộng lớn hơn, tính cạnh tranh khốc liệt hơn và rủi ro càng cao hơn.
Thay đổi lớn trong hành vi người tiêu dùng (NTD) Sự thay đổi lớn nhất…
Cuốn sách cơ bản, dễ hiểu, luận chứng thuyết phục nhập môn về Triết học…
Trong năm 2020 đã có 38 nền tảng công nghệ số được đánh dấu là…
Đến hẹn lại lên, #WeAreSocial lại công bố báo cáo mới nhất về tổng quan…
Ngày 3/10/2019, Google công bố bảng nghiên cứu thị trường cho nền Kinh tế Số…
Làn sóng start-up công nghệ toàn cầu đang nổi lên với những giá trị doanh…
View Comments
bai viet cua ban rat hay, cam on