Hôm nay tranh luận rất nhiều với thằng Bảo rất nhiều về chuyện trời tây trời ta. Vào Blog của anh Khoa (đang học ĐH Emory, Mỹ), đọc được 1 bài viết với cảm nhận khá tinh tế về cái gọi là: Tự do ở Mỹ. Xin trích đăng lại bài viết này ở đây:
Khi Khoa đang ngồi viết những dòng này, thì AT&T biết chắc chắn là mình đang ở đâu. Visa card có thể kết luận rằng, mình hôm nay thức khuya là vì gói café mình mới mua hôm qua và ly café mới uống hồi đầu hôm ở trường. Comcast thắc mắc là, thằng này sao lại coi cái gì không ổn định, vừa coi college football vừa coi comedy central? Và mấy công ty camera ở đâu đó thì dõi mắt theo cái thằng châu Á đẹp trai khi chập tối nó lặng lẽ đi…rút tiền.
Công nghệ đã trở nên quá sức rẻ, rẻ đến mức mà các công ty thiếu điều muốn cho không. Nhưng đổi lại, chúng ta đã đem quá nhiều “chip” vào cuộc sống. và những con chip đó, thực hiện sốt sắng nhiệm vụ của chúng, đã từng bước thâu lại tất cả các hoạt động của con người. Nhắn những tin smiley qua điện thoại => đó là đặc điểm nhỏ của Khoa, nhưng những mẩu thông tin cỏn con, khi được thu nhận một cách có hệ thống, sẽ phác họa được một thằng Khoa- con người.
ở đâu đó, một thằng cha căng chú kiết nào đó đang phân tích và mô hình hóa mình. Đầu tiên là gom data về, và phác họa ra một bức chân dung. Thằng nhóc này, chạy một chiếc Acura, hay uống Starbucks, đổ xăng 2 tuần một lần…Và những cái thằng cha căng chú kiếc đó muốn thay đổi hành vi của mình. Nếu mình đi mua sắm, hắn muốn mình mua nhiều hơn. Khi mình làm việc, hắn tìm cách làm cho mình làm việc hiệu quả hơn. Khi mình bệnh, hắn muốn mình hết bệnh một cách…rẻ tiền hơn.
Những công ty như Amazon hay Google, bằng cách dựng lên những mô hình (cũng giống như những hình nhân bằng rơm trong film Tàu. Chỉ có điều là giờ thì những hình nhân này là bằng số) có thể ước đoán được…hành vi của mình, và tha hồ thí nghiệm mình. “Chúng” thay đổi cách trưng bày ở các cửa hiệu, và ngồi đó “thích thú” theo dõi coi mình bỡ ngỡ và phản ứng ra sao. “Chúng” dí một trăm đồng discount cho một cái laptop vào mặt, và biết chắc rằng mình sẽ lăn lộn đấu tranh cả tuần trước khi…đi mua. Mình không cần phải tham gia vào các cuộc thí nghiệm đó. Những hình nhân bằng số, mang những đặc điểm tính cách của mình sẽ, đã và đang tham gia. Mình sẽ nhận được “kết quả” của những thí nghiệm đó, những “mô hình tối ưu hóa”- và sẽ bị điều khiển-một cách vô thức- để bị lôi vào những “hành vi ứng xử đó”.
Vậy đó, mình không tự do như mình tưởng đâu.
(Nhưng dĩ nhiên, có thể tự do nói với nhau rằng, “Bush is f&cking stupid”. Và sau năm nay thì thay từ Bush bằng Obama hay McCain)
Phạm Quốc Đăng Khoa – Emory University
Thay đổi lớn trong hành vi người tiêu dùng (NTD) Sự thay đổi lớn nhất…
Cuốn sách cơ bản, dễ hiểu, luận chứng thuyết phục nhập môn về Triết học…
Trong năm 2020 đã có 38 nền tảng công nghệ số được đánh dấu là…
Đến hẹn lại lên, #WeAreSocial lại công bố báo cáo mới nhất về tổng quan…
Ngày 3/10/2019, Google công bố bảng nghiên cứu thị trường cho nền Kinh tế Số…
Làn sóng start-up công nghệ toàn cầu đang nổi lên với những giá trị doanh…
View Comments