Nếu cách đây vài năm, ai đó nghĩ rằng có lúc mình phải bỏ ra đến 3.000.000-5.000.000 đồng để mua một cái áo sơ mi, áo pull hoặc một cái quần jeans để mặc, vị khách đó ắt phải rất giàu trí tưởng tượng.
Thế nhưng, câu chuyện giá áo quần đó tưởng như hoang đường đó đã trở thành sự thật, nhất là sau sự Diamond Department Store nhập hàng loạt áo quần các nhãn hiệu lớn vào Việt Nam và giá cả áo quần mỗi ngày lại càng lập kỷ lục mới.
Ăn mặc = thời trang cao cấp
Bạn học tôi, Nguyễn Hơi Giàu, một trong những tín đồ Shopping và nhà cũng khá giả, cho dù hàng nhái có xuất hiện đầy ngoài chợ, anh bạn vẫn không mua mà mua đúng hiệu của Việt Tiến hay Nhà Bè hoặc là May Hà Nội vì lý do áo quần của mấy hãng này thường tốt hơn nhiều so với mua ở chợ hàng nhái. “Giá áo tôi từng mua cao nhất là 110.000đ cho cái quần jeans, và 3 hãng tôi thường lựa mua là Việt Tiến, Nhà Bè và May mặc Hà Nội”.
Giá áo sơ mi hiện nay trung bình Việt Tiến rẻ thì 150K, loại cao cấp thì cũng 800K-1.2tr. Nhà bè thì trung bình từ 100-200K, còn May Hà Nội có thể xuống dưới 100K. Kể từ khi áo quần nước ngoài nhập về liên tục, giá áo quần của các hãng nước ngoài được đẩy lên cao chóng mặt, như giá trung bình của một cái quần Jeans hoặc áo sơ mi của Guess cũng lên tới 3triệu đồng một cái.
Có thể nói ăn mặc các loại áo quần đẹp và tốt hiện này là một hình thức ăn mặc khá cao cấp. Tính đơn giả, để mua được 1 bộ áo quần, thì tốn trên dưới 5-6tr chưa kể các khoản phí lặt vặt (dây nịt, giày, vớ, phụ kiện…) thì phải có cỡ 7-8tr mới đủ “tự tin” để gọi là ăn mặc.
Khán giả Minh Trì (sinh viên khoa báo chí Trường cao đẳng Phát thanh truyền hình IIX) kể mỗi 3 tháng chỉ đi mua áo quần với bạn gái được một lần. Khoản chi phí 5-7tr/lần đi sắm áo quần với Minh Trì là chấp nhận được, vì vừa thỏa mãn với chất lượng và thiết kế của áo quần, vừa tận hưởng một không gian sành điệu, lịch sự của cửa hàng… Nhưng Minh Trí may mắn có công việc làm thêm nên không phải xin tiền ba mẹ cho những khoản này, “còn nếu mình ít tiền hơn chắc chắn sẽ chọn giải pháp đến mua áo quần ở những cửa hàng bán sôn ngoài đường mà giá chừng 30.000-50.000/cái”, anh bạn sinh viên phân bua.
Giá cao thì được đổi lại dịch vụ cung cấp sẽ tốt và chất lượng, thiết kế cũng đẹp. Nhưng với các khách hàng bình dân, SV-HS nếu có nhu cầu mặc chiếc áo đẹp và tốt nhưng túi tiền quá ít thì chọn lựa nào dành cho họ? Đi tìm đáp án này, các shop bắt đầu nảy ra vấn đề khuyến mãi những ngày thấp điểm trong năm, cũng như những phần quà tặng (mua một tặng một, sale off…).
Giá áo quần dưới đất và trên trời
Cụm Shopping Center của các “đại gia” thường có rất nhiều chiêu thức để lôi cuốn khách hàng. Hầu như Shopping Center nào cũng có những ngày gọi là “happy day” hay “Crazy Sale Day”. Như Parkson và Diamond thường giảm giá lên tới 40-50% cho các mặt hàng áo quần xuống còn 1-2tr/quần hoặc áo, hay các nơi thì giảm giá xuống còn 400-700nghìn/áo hoặc quần.
Với những nơi tập trung bán hàng ở vị thế bình dân khác, giá vào các ngày cuối tuần thậm chí còn thấp hơn giá vé “happy day” mà những shopping center cao cấp khác đưa ra. Đơn cử như trường hợp các shop ở đường Nguyễn Trãi, nhiều khi giảm giá áo xuống còn 100-200K/cái, cá biệt có những nơi như những người bán ở lề đường vừa giảm giá vừa mua 1 tặng 1 với giá sơ mi chỉ 45.000/cặp, vị chi mỗi cái chỉ là 25.000đ.
Tính ra khoảng cách của giá một cái áo sơ mi mua ở lề đường hoặc shop bình dân với một trung tâm mua sắm có thể chênh nhau đến gần cả vài chục lần.
Tham khảo giá áo quần của hầu hết các shop ở TP.HCM, dễ dàng nhận ra giá được các chủ sở hữu shop đưa ra rất vô chừng. Chủ sở hữu một Shopping Center lớn ở TP.HCM cho biết giá vé được tính toán dựa trên chi phí đầu tư khu mua sắm, chất lượng của và phục vụ so với các shopping center của những đơn vị khác, và một chi tiết nữa là vị trí Shopping center trên bản đồ thành phố có phải là vị trí đẹp hay không.
Mèo Nguyễn
Bài viết ăn theo bài của bạn Việt Nguyễn trên Tuổi Trẻ
LTS: Xin lỗi đọc bài báo xong thấy chịu ko nổi, nên viết bài này cho vui. Một bài viết mà kiểu như so sánh giữa 1 ly cafe bệt giá 5000đ và 1 ly cafe ở 33 Tầng giá 100.000đ rồi bảo là thứ xa xỉ, hay đơn giản hơn là so sánh kiểu như 1 ký gạo bụi giá 3.000đ ký đi so với giá 16.000/kg của gạo Nàng Hương í. Vẫn là cái tư tưởng làm theo năng lực (có hạn) và hưởng theo nhu cầu (vô biên).
So sánh ri thì khác chi vụ đi xe wave tàu 4 triệu với SH 150 triệu hả trời, 1 trời 1 vực đó :))