Sáng gắng dậy sớm đi ăn sáng, hix, trời lạnh quá, không muốn ra khỏi chăn đang ấm. Mặc dù ngủ trong chăn rất dày và nệm dày, nhưng khi ngủ cũng phải mặc 3 cái áo trong đó có 1 cái áo len, mà vẫn còn cảm thấy lạnh khuôn mặt.
Trời lạnh quá, cứ mỗi lần tắt vòi sen nước đi là cứ mỗi lần người run bần bật lên, 2 hàm răng đánh cạch cạch vào nhau. Giờ mới biết tại sao những người ở xứ lạnh (ở Tây) toàn ở dơ, mấy ngày không tắm. Ke ke, cũng may mỗi ngày phải tắm, ko tắm ko chịu nổi.
Ăn sáng về rồi cũng bắt đầu công việc đầu tiên để gói bánh chưng. Lá dong đã được mẹ mua sẵn cách đây 1-2 hôm gì đó, nhiệm vụ của mình là rửa sạch lá. Nhớ hồi trước, nhà đông người, mấy anh em rủ nhau ra rửa lá, người thì vo nếp, người thì đãi đậu xanh. Mà mỗi lần rửa là cả trăm cái lá, đãi mấy chục ký nếp và cả chục ký đậu xanh. Mệt, nhưng vui.
Lá dong gói bánh
Bánh chưng gói ở nhà khác đặt ở tiệm là bánh ở nhà được làm sạch sẽ, và vì vậy để được lâu mà không bị hư dù không dùng chất bảo quản. Một trong những cái quan trọng nhất trong khâu làm bánh là lựa lá dong và rửa lá. Lá dong phải lựa loại lá không bị sâu ăn, lá không già đen mà xanh vừa phải, ngoài ra, để bánh xanh tươi, thì lớp lá bên trong phải được gói bằng loại lá xanh non nhìn bánh mới hấp dẫn, lá phải có kích thước tương tự nhau thì mới gói được bánh bằng nhau. Rửa lá, phải rửa lá đến khi cuối để rửa lá có nước trong, không cát. Nếu lá dong bị bẩn, bánh để sẽ rất nhanh thiu.
Nguyên buổi sáng, ngồi ở nhà rửa lá. Cũng may mặc dù không vui bằng ngày xưa vì giờ chỉ còn một mình, nhưng mà ngồi nói chuyện với ba mẹ trong lúc làm cũng quên đi công việc nhàm chán và mang lại không khí Tết cho gia đình.
Chiều bắt đầu chuẩn bị gói bánh, nếp đã được đãi sạch. Nếp để làm bánh chưng phải là loại được lựa rất kỹ, mặc dù không biết phải lựa sao, nhưng mà được giới thiệu là nếp loại một và được đặt ở dưới quê mang lên. Sau khi vo sạch sẽ và loại bỏ sạn ra khỏi nếp, để ráo nước, nếp được trộn một chút với muối biển để cho vị bánh đậm đà hơn. Thường nếp phải được vo trước khi bắt đầu gói bánh chừng 30’-60’ để nước đủ ngấm vào từng hạt nếp.
Nhân bánh chưng, đậu xanh cũng phải được lựa chọn kỹ càng loại đậu xanh mà ở Huế hay gọi là loại đậu xanh lòng, tức là ngoài vỏ bên ngoài phải màu xanh bóng và già, thì khi bẻ đôi hạt đậu ra, cái nhân bên trong cũng phải có màu xanh nhạt chứ không phải màu vàng hoặc màu trắng. Nhớ hồi trước, đậu xanh phải được ngâm với nước trước cả 1 đêm, sáng mai đậu mới tách vỏ ra và dễ đãi. Ngày nay, người ta có làm sẵn các loại đậu xanh đã được lột sạch sẽ vỏ ra, và người dùng chỉ việc ngâm với nước ấm cho đậu được mềm ra.
Đậu xanh được đãi sạch chuẩn bị gói bánh
Sau khi chuẩn bị mọi thứ đã xong, công việc gói bánh đã sẵn sàng để bắt đầu. Có lẽ, đến thời điểm này, nhà nào gói bánh được xem là…rất hiếm và …rất cổ. Người ta đủ thứ lý do để mà đặt mua bánh ở bên ngoài tiệm. Một trong những lý do phổ biến nhất đó là không có chỗ để nấu bánh nữa và cũng không có thời gian để làm.
Không dùng khuôn, dùng tay lựa các cặp lá dong để gấp thành khuôn bánh cũng là một kỳ công. Mỗi bánh cần 4 lá dong, trong đó 2 lá dong bên ngoài và 2 lá bên trong. 2 lá bên ngoài thường là lá loại xanh đậm nhưng không già, dày một chút, và không bị rách. 2 lá bên trong thường là loại non và xanh mướt để bánh lúc bóc ra có màu xanh tươi, 2 lá bên trong thường nhỏ và ngắn hơn 2 lá bên ngoài một chút. Cả 4 lá đều được bẻ theo những được chéo và vuông để tạo ra khung bánh vững chắc.
Ngồi gói bánh chưng
Bánh nhà tôi gói gồm có 5 lớp tất cả. Lớp đầu tiên dưới cùng là một lớp nếp. Khác với mọi năm, năm nay, lớp nếp tôi để rất mỏng và đều. Sau đó là một lớp đậu xanh cũng tràn ra gần tới rìa của bánh chưng. Thịt để làm bánh chưng thường là thịt ba rọi để ăn cho đỡ ngán cũng được phân bố đều bánh và để sát tới gần rìa của bánh chưng. Ba tôi nói không nên để sát quá vì lúc nấu nước thịt sẽ bị chảy ra ngoài hết. Một ít hành củ bỏ lên trê, 1 lớp đậu xanh và 1 lớp nếp.
Bánh được gói bằng những giây được chẻ ra từ những ống Giang, nó tương tự giây lạt ở ngoài Bắc, chỉ khác là giây lạt được chẻ ra từ các ống tre, không có độ dai và dễ gãy hơn so với giây từ ống Giang. Mỗi bánh chưng thường được gói bằng 6 giây buộc. He he, đây là hình của mấy cái bánh đầu tay. Mới đầu chưa có quen tay nên bẻ lá hơi xấu chút.
Bánh chưng mới được gói xong, he he, tự tay gói được 14 cái bánh
Sau khi gói xong 15 cái bánh, mỗi cái hơn 1 ký thì cũng chạng vạng tối. Tại nhà không có người nên quyết định để sáng mai nấu bánh sớm thay vì nấu vào đêm đến trưa mai. Mặc dù nhà phố nhưng nhà tôi vẫn còn một mảnh vườn nhỏ phía trong hẻm, đủ gần để có thể đi bộ mang bánh, n�
�i nấu và một số thứ linh tinh vào.
Sau công đoạn sắp bánh, đổ nước vào và nhen lửa thì cũng bắt đầu gần 5h30 sáng. Bắt đầu nấu bánh tới hơn 5h chiều thì bánh cũng chín, vớt bánh ra, thả vào thau nước lạnh, đem ra ngoài và ép bánh để cho bánh được cứng và ráo hết nước.
Nấu bánh chưng trong vườn
Ngay sau khi bánh được ép xong, một cái bánh được mở ra và được cắt làm 8 miếng. Chưa kịp chụp cái hình là hết véo, ai cũng khen ngon quá chừng. Tính lột thêm 1 cái nữa nhưng làm biếng nên thôi. 15 cái bánh, để dành cho mỗi người con trong gia đình là 2 cái, ấy vậy mà mấy ông anh thấy ngon quá nên…lấy thêm. He he, đúng là bánh nhà mình làm vẫn ngon hơn cả. Mệt một chút, nhưng mang lại hơi xuân cho gia đình. Một chút gì đó gọi là cổ truyền khi mà phong tục gói bánh ngày càng mai một.
Ghi chú: Đây là hình gốc, chưa qua Photoshop
trui`, co năng khiếu quá ta, năm mới gặp nhiều may mắn hén anh.
năm sau quà nhà anh gói bánh hấy, hư thôi ơ nã
gói bánh giỏi quá hen. chà, nhà mình thì hông còn gói nữa rùi
gói bánh giỏi quá hen. chà, nhà mình thì hông còn gói nữa rùi
Tết nhà anh vui thiệt áh,thế mới là Tết, chứ chẳng bù cho Sài Gòn.
Công phu dữ. Có còn cho miếng… 😀
Về quê thì trổ tài liền nha hii,a có đem wà vào cho e ko dza?hôm nào,em wa nhà a lấy đó hii
làm sao biết bánh chín em nhỉ??
công nhận Minh giỏi giang quá ta…..
Nhìn ngon wá đi mất O__O
Nếp nhìn đã đã làm sao ấy XD