Giao thừa

Cuối cùng cũng lau chùi xong bàn thờ ông bà, tổ tiên, một trong những thứ rất quan trọng đặc biệt đối với người dân Việt Nam mỗi khi đến Tết.

He he, tranh thủ lúc giải lao chụp vài tấm hình. Mặc dù cái máy hơi dỏm nhưng thôi kệ, có còn hơn không
Lau chùi sạch sẽ bàn thờ

https://i0.wp.com/img525.imageshack.us/img525/2999/bantho1jt0.jpg?w=566

Tiếp theo là chuẩn bị, cắm hoa, sắp xếp bàn thờ. Không biết ở nơi khác ra sao, chứ ở Huế hơi cầu kỳ một chút.
Bàn thờ phải có một ly rượu trắng nhỏ, một ly nước lọc. Một mâm ngũ quả, trong đó phải có chuối. Năm nay chuối đắt kinh khủng, 1 nải chuối nhìn được 1 chút, chừng 12 trái giá tới 60.000-80.000 1 nải. Hic. Kinh khủng thiệt. Cũng may là nhà mình có trồng chuối, ra vườn cắt 1 buồng chuối còn tươi rói vào. 2 bố con hì hục cắt từng nải chuối ra. Được 5 nải chuối to và nhỏ.

Một thứ không thể thiếu trong bàn thờ nữa đó là trầu cau và vôi, thông thường là vôi đã được nhuộm màu hồng. Mỗi lá trầu để 1 trái cau và 1 ít vôi đặt lên 1 cá dĩa nhỏ.

https://i0.wp.com/img525.imageshack.us/img525/1628/traucau2kk0.jpg?w=605

https://i0.wp.com/img525.imageshack.us/img525/4884/traucau1hv1.jpg?w=640

Ngoài ra, bàn thờ còn phải có 1 bình bông, thông thường, ngày Tết, thường là hoa lay-ơn. Cắm 2 bên. 1 cái bánh chưng.

Với buổi cúng tất niên, thường thì cúng ngoài trời, ngoài các món truyền thống như xôi chè, 1 con gà luộc, hoa quả, chuối, bông… thì trên bàn thờ ngoài đường này thường phải có 1 bộ đồ cúng (hình trong blog trước), 1 trăm áo binh, giấy tiền, vàng bạc được phủ trên nải chuối, 1 bát hương và 1 bình bông. Bàn cúng bên ngoài này cũng phải có 1 ly rượu, 1 dĩa hạt nổ và muối,gạo.

https://i0.wp.com/img525.imageshack.us/img525/727/hatnodl8.jpg?w=640

Dĩa hạt nổ và gạo, muối này thường được rải đều trước sân nhà sau khi đốt xong giấy tiền vàng bạc và đồ thợ mã. Với một quan niệm là cho chuột bọ hay những con vật khác, cũng có một cái Tết, ngoài ra, hạt nổ trong dịp Tết còn mang lại niềm tin rằng một năm mới may mắn.

Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ xong, vái lạy, rồi đợi đốt giấy tiền vàng bạc, Đồ cúng được dọn xuống nhà để cả gia đình ăn tối.

9h, đi với mấy đứa bạn ăn tối (thêm) và ngồi nhậu lai rai, tán dóc những chuyện trong năm qua. Không khí Huế se lạnh, cái lạnh mặc dù lạnh hơn một chút so với phòng ngủ hay trong phòng làm việc nhưng không khí lạnh ở đây thóang và khô ráo. Không khí trong lành.

Ngồi tám đến 12h kém 15 thì 2 đứa (mấy đứa kia về cúng giao thừa mất tiêu rồi) đi ra khu bắn pháo bông. Dọc đường, nhà nào cũng bày 1 bàn để cúng giao thừa ngay trước cửa.

Có lẽ, trong năm, đây là dịp duy nhất trong năm để tất cả các nhà cùng thức đến giờ này. 2 bên đường nhìn ánh đèn cầy trên từng cái bàn cúng mới thấy được nét tâm linh của người Huế. Nhìn vào, mặc dù đường rất đông, nhưng vẫn cảm thấy có cái gì đó rất trang nghiêm và linh thiên vào giờ khắc này.

Sau khi xem bắn pháo bông, trên đường về, nhà nhà đốt giấy tiền vàng mã, những con đường tối nhất cũng trở nên huyền ảo và tâm linh. Người ta đứng đốt giấy như thể để đón một năm mới qua, một giờ khắc linh thiêng nhất, mà không kể người đó theo đạo phật, hay đạo thiên chúa
giáo. Tất cả đều dành giờ khắc linh thiêng này trước đống lửa bập bùng và từng tờ giấy tiền, giấy vàng bạc, và đồ hàng mã trước cửa nhà mình.

Con đường Chi Lăng vốn đã đẹp nhờ dãy đèn điện đặc biệt vốn để tạo không khí cổ xưa cho khu phố này, giờ càng huyền ảo hơn trong ánh lửa bập bùng suốt 2 bên đường, khói hương, trầm nghi ngút cả con đường. Làm cho con đường càng đẹp hơn trong đêm nay.

Một xe vệ sinh rác đường phố vẫn chạy. Nhiều công nhân vệ sinh vẫn còn đi dọn vệ sinh, mà tôi vốn thấy họ đi liên tục từ chiều đến tối, nhưng dường như rác ở trong mọi nhà đổ ra nhiều quá.

Họ không được đón giao thừa…

5 thoughts on “Giao thừa

Để lại phản hồi