Bộ luật lao động (LLĐ) mới 2012 sẽ có hiệu lực từ 1/5/2013. Tham khảo toàn văn bộ luật tại link này. Dưới đây là tóm tắt 1 số thay đổi về lợi ích nhân viên và thay đổi ảnh hưởng tới chi phí doanh nghiệp hoặc giá thành sản phẩm.
Luật LĐ 1994 (sửa đổi bổ sung 2002, 2006, 2007) |
Luật LĐ 2012 (hiệu lực từ 1.5.2013) |
|
Điều 22.2 về gia hạn HĐLĐ | Từ khi hết hạn HĐLĐ hiện tại (thời hạn từ 12 Tháng trở xuống) quá 30 ngày mà ko ký lại, thì HĐ đó trở thành HĐ không xác định thời hạn | Từ khi hết hạn HĐLĐ hiện tại (thời hạn từ 12 Tháng trở xuống) quá 30 ngày mà ko ký lại, thì HĐ đó trở thành HĐ xác định thời hạn 24 tháng từ ngày ký HĐ
(Tức là tự động gia hạn thêm 1 năm) |
Điều 23.2 về bảo vệ bí mật kinh doanh | (Không có) | Được quyền thỏa thuận các điều khoản về bảo mật thông tin và bồi thường |
Điều 26 và 28 về lương thử việc | Mức lương thử việc tối thiểu là 70% | Mức lương thử việc tối thiểu là 85% nhưng mức lương thử việc không được thấp hơn mức lương tối thiểu quy định.
Tăng lương thử việc cho nhân viên |
Điều 31 về chuyển NLĐ làm việc khác | Tiền lương công việc mới bằng tối thiểu 70% mức lương công việc cũ | Tiền lương công việc mới bằng tối thiểu 85% mức lương công việc cũ |
Điều 34 về nhân viên làm part-time | (Không có) | Quy định NV làm bán thời gian hoặc không trọn thời gian đầy đủ quyền lợi tương tự nhân viên toàn thời gian |
Điều 47 về chấm dứt HĐLĐ | (không có) | Trước khi HĐLĐ hết hạn 15 ngày làm việc, phải báo cho NV nếu muốn chấm dứt không ký tiếp HĐLĐ |
Điều 37 về Đơn phương chấm dứt HĐ lao động | 30 ngày làm việc với HĐLĐ có thời hạn từ 12-24 tháng
45 ngày làm việc với HĐLĐ có thời hạn không xác định |
Trừ HĐLĐ dưới 12 tháng, các HĐ từ 12 tháng trở lên được thay đổi thời hạn báo trước từ đơn vị ngày làm việc sang ngày (theo lịch).
30 ngày với HĐLĐ có thời hạn từ 12-24 tháng 45 ngày với HĐLĐ có thời hạn không xác định |
Điều 42.3 về Cty chấm dứt HĐLĐ trái luật và không muốn nhận lại NV vào làm việc | Bồi thường gồm:
|
Bồi thường gồm:
|
Điều 97.1.c về làm thêm vào ngày Lễ, nghỉ | Hưởng lương là 300% lương ngày công ngày bình thường. | Hưởng lương bằng ngày công bình thường + ít nhất 300% tiền lương làm vào ngày lễ.
Tổng cộng: người lao động hưởng lương vào ngày lễ và nghỉ có hưởng lương (không tính vào nghỉ hàng tuần) được mức lương ít nhất là 400% lương ngày thường. |
Điều 97.2, 97.3 về làm thêm giờ | Làm thêm ngoài giờ vào ban đêm được hưởng lương là 130% theo ngày công bình thường | Công việc làm vào ban đêm: được trả thêm 30% (tương đương 130%) lương tương đương vào ban ngày.
Nếu làm thêm vào ban đêm (overtime) thì được trả thêm 30% như ở trên + thêm 20% lương theo công việc đó làm thêm vào ban ngày cùng ngày (quy định hiện tại: lương làm thêm ban ngày 150%, ngày nghỉ hàng tuần 200%) Tức nếu làm thêm giờ ban đêm thì được tính là 150% mức lương ban ngày của ngày hôm đó Giờ làm việc ban đêm được tính là từ 22h – 6h sáng hôm sau. (điều 105) |
Điều 104 về thời gian làm việc bình thường | Không quá 8h/ngày HOẶC 48h/tuần
Làm theo tuần: không quá 48h/tuần |
Không quá 8h/ngày VÀ 48h/tuần
Làm theo tuần: không quá 48h/tuần VÀ 10h/ngày |
Điều 115.b về nghỉ Tết âm lịch | Nghỉ tết Âm Lịch 4 Ngày | Nghỉ tết âm lịch 5 ngày |
Điều 152.2 về khám sức khỏe nhân viên | Mỗi năm phải tổ chức khám sức khỏe 1 lần | Mỗi năm phải tổ chức khám sức khỏe 2 lần cho NV (6 tháng/lần) |
Điều 157 về nghỉ thai sản | Nghỉ 4 tháng thai sản | Nghỉ 6 tháng thai sản
Nếu từ ngày 1/5/2013 mà nữ NV vẫn còn đang nghỉ thai sản thì sẽ áp dụng nghỉ 6 tháng thay vì 4 tháng như trước đó. |
Tổng kết:
Quyền lợi của nhân viên được đảm bảo hơn
Về doanh nghiệp, các điểm thay đổi sau làm tăng chi phí:
- Nghỉ Tết Âm Lịch: tăng thêm 1 ngày công
- Nghỉ Thai Sản: tăng thêm 2 tháng làm khó khăn về việc sắp xếp nhân sự (vẫn có thể thương lượng với sản phụ làm trước 2 tháng mà vẫn hưởng bảo hiểm)
- Lương làm tăng ca, thêm giờ bị đội lên từ 30% đến 100%
- Bồi thường khi cho NV nghỉ việc sai luật: tăng thêm 2 tháng lương theo HĐLĐ
- Tăng mức lương tối thiểu: tăng chi phí đóng BHXH, BHYT, BHTN…
- Mức lương thử việc tối thiểu tăng lên: tăng chi phí
Liên kết tham khảo bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực từ 1.5.2013:
Luật Lao Động 1994 – Sửa đổi năm 2002 – Sửa đổi năm 2006 – Sửa đổi năm 2007
./.