Có bao giờ bạn tự nghĩ làm sao để nhà tuyển dụng chú ý tới CV/Resume của bạn trong 1 mớ hàng trăm hồ sơ gởi về cho vài vị trí hay chưa?
Có bao giờ bạn tự nghĩ là mỗi nhà tuyển dụng sẽ có bao nhiêu thời gian để đọc qua hồ sơ của bạn trước khi họ quyết định đọc lại hồ sơ và để qua chồng hồ sơ riêng và gọi cho bạn đi phỏng vấn?
Quá trình lọc hồ sơ xin việc là một quy trình mà gần như công ty nào cũng có khi có quá nhiều hồ sơ cho 1 vài vị trí, quá trình này gọi là “CV Screening”, dịch nôm na gọi là “Lọc hồ sơ ứng viên”.
Cách đây vài năm, khi tôi còn phụ trách công việc tuyển dụng 4 vị trí cho một công ty nước ngoài, mà thật ra là tuyển luôn người cho tôi, chỉ vừa đăng lên VietnamWorks, thì tôi nhận được khoảng 300 hồ sơ gởi về để ứng tuyển vị trí đó.
Tôi nghĩ trong đầu, Ôi trời ơi, tại sao lại có quá nhiều hồ sơ như vậy cho chỉ 4 vị trí?? Và tôi bắt đầu làm luôn công việc “CV Screening”. Với số lượng CV như vậy, tôi có thể lọc ngay ra được 1 nửa CV được xem là “không đạt chất lượng”, và chỉ mất khoảng 6-10 giây để tôi có thể quyết định là CV đó có được vào vòng tiếp theo hay không. Tất nhiên, có thể trong những CV đó, có thể có những CV mà chất lượng rất tốt, nhưng cách viết CV không làm tôi nhận ra điều đó, nên đã bị lỡ.
Tất nhiên, đa số những bạn gởi hồ sơ đi và ngóng chờ phản hồi của nhà tuyển dụng trong vô vọng thường không biết lý do vì sao người ta không gọi cho mình, tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã cho thấy một chút về quyết định của nhà nhà tuyển dụng trong việc lựa chọn Resume để đi tiếp với mình. Theo nghiên cứu của hãng TheLadders, thì mỗi nhà tuyển dụng thường có khoảng “6 giây để họ quyết định ứng viên có phù hợp với vị trí đang tuyển hay không?”
Vâng,
6 giây là khoảng thời gian trung bình mà nhà tuyển dụng đọc CV của bạn và đưa ra quyết định ban đầu bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển hay không
Nghiên cứu của TheLadders sử dụng một kỹ thuật gọi là “eye tracking” với 30 nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và theo dõi sự di chuyển của đôi mắt họ trong khoảng thời gian 10 tuần để ghi nhận và phân tích xem họ có thể tập trung bao lâu khi tìm và phân tích hoặc hoàn tất công việc lọc hồ sơ của họ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thời gian ngắn ngủi đọc hồ sơ tuyển dụng của bạn, thì 80% thời gian của nhà tuyển dụng nhìn trên hồ sơ của bạn là nhìn vào những thông tin sau:
- Họ và tên,
- Công ty hiện tại và chức danh hiện tại,
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc của công việc hiện tại,
- Công ty trước đó và chức danh tại công ty đó,
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc công ty trước đó,
- Trình độ học vấn.
Dưới đây là 2 hồ sơ trong nghiên cứu, bao gồm một bản đồ đo tần suất nơi mắt đọc vào. Màu càng đỏ đậm thì tỷ lệ mắt đọc vào đó càng cao (tương tự bản đồ độ cao trong bản đồ địa lý). Và với hồ sơ bên tay phải, nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng đọc được các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng hơn hồ sơ bên tay trái vì nó khá rõ ràng và có định dạng khá đồng nhất.
Ngoài 6 thông tin quan trọng ở trên, nhà tuyển dụng thường đọc lướt nhanh vài từ khóa liên quan tới vị trí đang tuyển dụng bằng một cách cố ý hay vô tình theo một phương pháp gọi là “pattern matching”, nghĩa là tìm kiếm nhanh những từ khóa liên quan tới công việc theo một mẫu câu hoặc mẫu cụm từ định sẵn nào đó trong đầu.
Do các thông tin trên chiếm phần lớn tỷ lệ ra quyết định của nhà tuyển dụng, vì vậy những thông tin chi tiết khác trong hồ sơ ví dụ như sở thích cá nhân, mô tả các công việc, dự án… gần như bị bỏ qua hoặc đọc rất lướt và có ảnh hưởng rất ít lên quyết định.
Vì vậy, để hồ sơ của bạn có thể lọt vào mắt của nhà tuyển dụng trong vòng 6 giây, bạn cần viết làm sao để nhà tuyển dụng dễ dàng thấy 6 thông tin quan trọng trên kia trước tiên một cách rõ ràng và dễ đọc nhất theo cấu trúc nào đó, và lưu ý đừng sử dụng các hình ảnh hoặc những hiệu ứng làm phân tán sự chú ý của nhà tuyển dụng vì những hiệu ứng hoặc hình ảnh đó sẽ làm giảm khả năng phân tích của nhà tuyển dụng xuống, đồng thời ảnh hưởng xấu tới quyết định của họ, dẫn đến họ sẽ không kịp đọc và ghi nhớ các thông tin quan trọng liên quan tới vị trí ứng tuyển ví dụ kỹ năng và kinh nghiệm.
Hình ảnh trong hồ sơ liệu có giúp ích?
Kết luận hay lời chỉ dẫn
- Họ và tên,
- Công ty hiện tại và chức danh hiện tại,
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc của công việc hiện tại,
- Công ty trước đó và chức danh tại công ty đó,
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc công ty trước đó,
- Trình độ học vấn.