Bất cứ ai trong làng công nghệ cũng hiểu rằng một sản phẩm thành công khi và chỉ khi nó phù hợp với thị trường, với người dùng. Nói cách khác, sản phẩm đó phải đạt điểm hòa hợp về thị trường (product market fit -PMF ). Tuy vậy, phương án duy nhất để thực sự kiểm chứng sản phẩm của mình đã phù hợp chưa là triển khai thực tế và quan sát tốc độ tăng trưởng của người dùng. Tuy vậy, có hai câu hỏi quan trọng mà bạn cần đặt ra khi cân bằng giữa sản phẩm/ thị trường, đặc biệt là khi công ty của bạn hoạt động trong lĩnh vực B2C:
1.Sản phẩm có thuyết phục với phụ nữ không?
Silicon Valley không thiếu những gã nghiện công nghệ sẵn sàng thử bất kỳ cái mới được tung ra thị trường, dù họ có cần nó hay không. Tuy nhiên, như nhiều thống kê đã chỉ ra, trong thế giới tiêu dùng trên Internet, phụ nữ là tập khách hàng quan trọng nhất. Do vậy, có một cách tuyệt vời để kiểm tra xem liệu sản phẩm của bạn là một ý tưởng thú vị hay một đống rác, đó là hãy để cho chị/em gái, họ hàng của bạn, những người “mù” công nghệ dùng thử. Nếu họ trả lời “Ồ, cái này hay đấy”, bạn đang đi đúng đường. Ngược lại, nếu bạn giới thiệu bất cứ cái gì nghe như “giúp tổng hợp kết quả từ nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau”, khả năng lớn là họ sẽ nói:”Tại sao em phải dùng cái này? Em thấy Google là đủ rồi”, và đây chính là cái bạn cần bởi nó giúp đánh giá tính khả thi của sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Nếu bạn hỏi 1 gã lập trình viên, bạn sẽ nhận được câu trả lời:”Tuyệt, có lẽ nó sẽ giúp tôi nâng cao chất lượng tìm kiếm của mình”
2.Sản phẩm có vượt trội hoàn toàn không?
Một điểm khác biệt quan trọng giữa thị trường B2B và B2C là bạn cần thuyết phục hàng triệu người dùng khác nhau thay vì chỉ một vài người trong các công ty. Có nghĩa là về cơ bản, bạn sẽ không có cơ hội mặt đối mặt với khách hàng để chỉ cho họ thấy chính xác sản phẩm của bạn sẽ đem lại những gì. Thay vào đó, nó phải có khả năng bán chính nó. Các sản phẩm B2B có thể thành công với chỉ 1% lợi ích vượt trội hơn giải pháp thứ 2 – với quy mô của các tập đoàn, 1% là một con số khổng lồ. Nhưng trong thị trường đại chúng, sản phẩm của bạn cần có điểm gì đó đáng để người ta cân nhắc việc thử cái mới. Đây là lí do các ứng dụng theo xu hướng “liên tục cải tiến” thường gặp khó khăn lớn khi xây dựng người dùng, và cũng giải thích tại sao các công ty B2C vĩ đại luôn đại diễn cho một bước nhảy vọt so với tất cả đối thủ cạnh tranh. Ví dụ:
Amazon – thay thế cho việc đi bộ tới cửa hàng sách
Google – những search engine hiện tại hầu như chẳng bao giờ tìm được cái gì
eBay – thay cho việc trực tiếp tham gia đấu giá hoặc các đợt sales
Paypal – phổ biến rộng rãi đầu tiên trên eBay, nơi mọi người từng phải chờ tới hơn 1 tuần để thanh toán
Youtube – các dịch vụ chia sẻ file tương tự quá chậm (…buffering) và yêu cầu cài đặt một đống codec
Facebook – các MXH khác đều vô dụng và không gắn kết.
Những ví dụ trên chỉ ra 2 hướng các sản phẩm có thể đạt product market fit:
1.Tạo ra một thị trường hoàn toàn mới mà trong đó, các sản phẩm cạnh tranh khác gần như không thể phản ứng hoặc cạnh tranh với bạn. Không dễ dàng để nhận ra thị trường/ cơ hội cỡ này, nhưng đôi lúc bạn sẽ sớm nhận ra nếu có một bản mẫu sản phẩm và chắc chắn rằng nó hấp dẫn với chị em phụ nữ.
2.Tạo ra sự khác biệt hoàn toàn về chất lượng và vượt trội về tính năng so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này không khó để nhận ra, nhưng yêu cầu bạn cần có năng lực sáng tạo khổng lồ và hành động đủ nhanh để có thể chiếm lĩnh thị trường trước khi bị bắt chước
Ưu điểm của phương án đầu tiên là trong đa số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ đánh giá thấp những gì bạn đang làm (và cũng ít có khả năng copy bạn), rằng bạn đang thâm nhập một thị trường bèo bọt.
Bạn nên nhớ câu nói của Marc Andreessen trên blog riêng của ông: ”Sát thủ số 1 đối với các startup là không có thị trường”. Đổi lại, mọi người thường chậm trễ trong việc nhận ra một thị trường hoàn toàn mới (mà bạn sẽ tạo ra) hơn nhiều so với việc nhận ra một sản phẩm mới trên thị trường cũ. Bạn sẽ có thời gian để phát triển và chiếm lĩnh thị trường.
Với phương án 2, một sản phẩm đưa ra một sự cải tiến ấn tượng có thể sẽ thu hút được những thành công ban đầu nhanh chóng, nhưng nó cũng mời gọi những đối thủ cạnh tranh. Do vậy, khả năng, tốc độ thực thi là tối quan trọng.
Cuối cùng, nếu bạn vẫn không chắc chắn về sản phẩm của mình liệu đã hòa hợp với thị trường chưa thì: “If you have to ask if you have found it, you haven’t” – Eric Ries
Nguồn: Westart.vn
Bài viết hay, thích cái chi tiết: cứ đưa phụ nữ xài, họ xài được, thấy thích thì là ai cũng xài được 😀
hehhe, bán buôn mà, nữ ra quyết định là chính, còn món giá trị lớn thì thường đàn ông 😀