Báo cáo Xu Hướng và hành vi tiêu dùng nghành FnB 2020 – 2030

Thay đổi lớn trong hành vi người tiêu dùng (NTD)

Sự thay đổi lớn nhất trong ngành FnB là người dân ở các quốc gia Châu Á đó là họ không chỉ ra ngoài ăn uống trong các dịp đặc biệt nữa mà các hoạt động ăn uống trở thành các dạng trải nghiệm xã hội, để tham gia giao lưu và tương tác với bạn bè.
Vấn đề của các doanh nghiệp, nhà kinh doanh trong ngành hàng này bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về sản phẩm doanh nghiệp còn cần phải cạnh tranh trong việc gia tăng trải nghiệm khi khách hàng tiêu dùng cũng như không gian, bầu không khí, nhân viên, cách hành xử,…
Một số loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống điển hình như nhà hàng, quán cà phê, quán bar, cửa hàng thức ăn nhanh..

12 Xu Hướng Mới Trong Nghành FnB trong những năm từ 2020 – 2030

Unpackage – Xu hướng nhằm giảm tải rác thải

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm nông nghiệp tại Đại học Dalhousie Canada cho thấy 94% người được khảo sát cho biết họ có động cơ cá nhân để giảm bao bì thực phẩm nhựa sử dụng một lần vì e ngại tác động đến môi trường.

Nghiên cứu tương tự cho thấy 71% người được khảo sát ủng hộ lệnh cấm đối với tất cả các nhựa dùng một lần được sử dụng cho bao bì thực phẩm và 56% người được hỏi đã tích cực mua sắm thực phẩm với bao bì không bằng nhựa*.
Doanh nghiệp nên cân nhắc những loại bao bì “có thể tái chế được” và “được tái chế khi sử dụng cũng như trong các thông điệp truyền thông. Các doanh nghiệp sử dụng các chiến lược nhằm giảm tải bao bì từ thực phẩm và đồ uống hơn là sử dụng các biện pháp tái chế.

Nhằm giảm tải lượng rác thải ra môi trường, nhất là các sản phẩm nhựa (plastic) dùng một lần, rất nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng hưởng ứng và sử dụng các giải pháp thay thế việc sử dụng như như tự đem túi, hộp
dùng nhiều lần thay vì túi nilon, sử dụng các sản phẩm phân hủy sinh học như lá, giấy, túi nilon phân hủy sinh học để bao gói thực phẩm hoặc thu mua bao bì và tái sử dụng,…
Rất nhiều thương hiệu, doanh nghiệp đã và đang áp dụng chiến thuật này và nhận được nhiều hưởng ứng tích cực từ NTD.

Coop Mart rất thành công với chiến dịch giảm tải túi nilon khi sử dụng lá chuối để gói rau.
Nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần  hoàn | Một phần tất yếu của cuộc sống
Chiến dịch sử dụng chai tái chế của Lavie

Có một điều luôn gây tranh cãi đó là lợi ích của sự thuận tiện và số lượng rác thải thải ra. Điển hình là sự phát triển của các hình thức mua sắm trực tuyến (online) đã tạo ra nhiều rác thải hơn. Tại một số nước phát triển như Canada, các tổ chức đã triển khai các hoạt động sử dụng các dạng bao bì có thể tái sử dụng hoặc khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các dạng bao bì sinh học. Đây cũng là cách thức xây dựng “thiện cảm” cũng như lòng trung thành
với NTD.
Cũng trong nghiên cứu này cho thấy 38% người được hỏi nói rằng họ sẵn sàng trả phí bảo hiểm cho bao bì có thể là dạng phân hủy sinh học, và ý định đó sẽ tăng lên với nhóm NTD trẻ hơn. Tại Việt Nam trong năm 2019 hàng loạt các dạng bao bì làm từ lá, bao bì sinh học cũng như hàng loạt cốc giấy, ống hút giấy, ông hút gạo thay thế nhựa dùng một lần đều được sự hưởng ứng tích cực từ NTD.
Tại các khu du lịch như Vịnh Hạ Long cũng đã ngưng sử dụng các loại bao bì từ nhựa trên vịnh thay thế bằng bao bì tái sử dụng như thủy tinh, giấy,… Thêm vào đó, khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc các doanh nghiệp sử dụng phương phán này, vì họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm hướng đến sự bềnvững cho môi trường và luôn mong càng ngày có càng nhiều doanh nghiệp làm như vậy.

Take away cho Marketer và Doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn đang sử dụng các loại nhựa dùng một lần thì liệu có ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp không? Bạn nghĩ sao nếu khuyến khích khách hàng maNg theo các loại hộp, cốc khi mua đồ ở quán ăn, cửa hàng của bạn?

Với xu hướng cung cấp các loại thực phẩm đồ uống hạn chế sử dụng bao bì từ nhựa hoặc sử dụng các loại bao bì Sinh học thì doanh nghiệp bạn sẽ phải thể hiện quan điểm của thương hiệu đến khách hàng ra sao?

Làm sao để khách hàng biết quan điểm đó là của bạn chứ không phải “bắt chước” đối thủ? Các giải pháp đóng gói bao bì sản phẩm nào doanh nghiệp nên đầu tư?

Làm thế nào bạn có thể cho khách hàng thấy cam kết hỗ trợ thay đổi này mà vẫn đảm bảo an toàn cho sản phẩm?

Khách hàng muốn gì từ thương hiệu của bạn? Nếu chưa biết hãy hỏi họ. NTD sẽ rất sẵn sàng nếu bạn hỏi ý kiến họ về những vấn đề liên quan đến môi trường như thếnày, để tăng hiệu quả hãy hỏi và kèm theo một phần quà nhỏ cho khách hàng thấysự “thân thiện” từ doanh nghiệp.

SOBER ME – RƯỢU, CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG CÓ CỒN CÓ CÒN CHIẾM VỊ THẾ CAO?

Thế hệ Z và Millennial đang có nhiều sự khác biệt với cha mẹ của họ. Họ uống ít rượu và các loại đồ uống có nồng độ cồn cao, đặc biệt thời kỳ mà việc kinh doanh các loại cần sa trở thành hợp pháp.
Không phải rượu không còn được ưa chuộng mà thay đổi dưới một dạng khác, điển hình là các loại cocktail được NTD trẻ ưa chuộng và trở nên phổ biến từ đắt tiền cho đến các lon nước đóng hộp.
Các loại bia không cồn hiện được bán trên thị trường giống như các loại bia chủ đạo. Ngay cả soda cũng trở nên tinh vi và cao cấp hơn.
Điển hình như Coca-Cola và Pepsi đều đã cho ra mắt dòng sản phẩm đồ uống lấycảm hứng từ cocktail.
Có vẻ như người tiêu dùng đang dịch chuyển sự quan tâm nhiều hơn đến các loại đồ uống tinh tế và nhẹ nhàng hơn. Nếu nhà hàng của bạn đang kinh doanh các món ăn theo từng vùng miền vậy tại sao không cải tiến những loại đồ uống khác để gia tăng trải nghiệm đến với khách hàng?

Take away cho Marketer và Doanh nghiệp

Tại Việt Nam, vẫn có nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng với xu hướng sử dụng các loại đồ uống không có cồn hoặc ít cồn mới nổi này, bao gồm thêm các hương vị mới, bổ sung các thành phần cao cấp hơn, bao bì độc đáo, thân thiện với môi trường và gia tăng trải nghiệm khi cung cấp các loại dịch vụ đồ uống này.
Những sản phẩm nào bạn có thể phát triển để cho phép NTD có thể sử dụng các
loại đồ uống có cồn nhưng vẫn hợp với khẩu vị và xu hướng của nhóm khách hàng
mục tiêu?
Các nhóm NTD thế hệ trẻ lớn lên với các sản phẩm có thương hiệu riêng và mỗi thương hiệu sẽ có những câu chuyện riêng để kể như lịch sử hình thành, văn hóa, triết lý,.. còn doanh nghiệp bạn sẽ có câu chuyện nào để kể?

KNOW ME – TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG THEO TRẢI NGHIỆM CÁ NHÂN HÓA?

Sẽ không có gì lạ khi các chuyên gia tư vấn sức khỏe sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích DNA, lối sống và vi sinh để xây dựng thực đơn phù hợp cho khách hàng của họ. Chỉ với chiếc điện thoại di động mà tất cả chúng ta mang theo đang ngày càng trở thành một phòng thí nghiệm di động với hàng loạt các chức năng và ứng dụng đo lường và theo dõi sức khỏe.
Các doanh nghiệp hiện có thể phát triển các sản phẩm và nội dung được tùy chỉnh cho người tiêu dùng dựa trên nhu cầu và sở thích của họ. NTD cũng có thể tự xây dựng và phát triển chế độ ăn của riêng mình.
Walmart đã mua công ty AI Aspectiva vào năm 2019, cho phép công ty đưa ra các đề xuất thực phẩm được cá nhân hóa dựa trên hành vi duyệt web của người mua hàng. McDonald ‘đã mua hai công ty AI vào năm 2019 – DynamicYield và Apprente. Thương hiệu này hiện đang thử nghiệm các loại menu có thể thay đổi dựa trên các kiểu thời tiết, cũng như nhận ra biển số xe, cho phép đề xuất mua hàng dựa trên các đơn đặt hàng trước đây của khách hàng

Air Kitchen 1: F&B – The Next Game - FnB Community

Bạn nghĩ sao nếu DNA của bản thân sẽ quyết định chế độ ăn uống của mình?
Tương lai này đã không còn xa vời khi có những máy móc theo dõi, xét nghiệm DNA và vi sinh, các công ty đang phát triển ngày càng nhiều công cụ để tạo ra các chương trình dinh dưỡng và thực đơn mang tính cá nhân hóa cao, phục vụ cho sở thích cá nhân và nhu cầu ăn kiêng, dựa trên DNA của chính bản thân.
Công ty sau đó điều chỉnh các sản phẩm thực phẩm để đáp ứng các nhu cầu cụ thể từ khách hàng – một xu hướng có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai tiến hành các hoạt động R&D sản phẩm thực phẩm.
Các thương hiệu như PepsiCo và Barilla hiện đang thử nghiệm in thực phẩm 3D, một cách áp dụng khóa học và công nghệ vào dinh dưỡng theo định hướng cá nhân hóa đang sắp trở nên phổ biến.
Người tiêu dùng đang thể hiện sự quan tâm và ngành công nghiệp đang đáp ứng với các loại sản phẩm mới sử dụng công nghệ và phân tích dữ liệu mới nhất để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe sao cho tối ưu.

Rõ ràng rằng, mối quan tâm về dinh dưỡng cá nhân rõ ràng đang xúc tác cho sự phát triển trong ngành công
nghiệp thực phẩm.
Một số công ty khởi nghiệp như Hati đã cung cấp dinh dưỡng cá nhân thông qua xét nghiệm DNA, sử dụng thử
nghiệm tại nhà về di truyền, lối sống, trao đổi chất và mục tiêu cá nhân để thiết kế các khuyến nghị ăn uống cá
nhân cho người tiêu dùng.
Theo dữ liệu của Nielsen (Setting the record straight on innovation failure report, Nielsen 2018), 85% các sản phẩm mới ra mắt thất bại trong vòng 18 đến 24 tháng, AI nên được áp dụng là một cách hỗ trợ để tăng tỷ lệ thành công cho các sản phẩm thực phẩm mới ra mắt.
Một số công cụ như Watson Trend spotter thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như Google, Instagram, QSR và các diễn đàn xã hội khác và áp dụng thuật toán độc quyền để phát hiện và dự đoán các xu hướng. Nhưng để nắm được hành vi và hiểu về khách hàng không nhất thiết cần công nghệ cao. Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp đang cung cấp các dạng dịch vụ nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu để nghiên cứu các khúc thị trường tiềm năng, pain point và insight khách hàng. Rất nhiều doanh nghiệp dựa vào insight khách hàng – nỗi nhớ, sự hoài niệm của người tiêu dùng với các sản phẩm, trải nghiệm trong quá khứ như Cà phê Cộng, các không gian giải trí đậm màu sắc thời kỳ bao cấp,…

Take away cho Marketer và Doanh nghiệp

Có thể mất một thời gian để các xu hướng trên tiếp cận đến với NTD, nhưng nhu cầu cá nhân hóa của NTD đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua. Cá nhân hóa dinh dưỡng là sự phát triển tự nhiên của sự tùy biến – và một trong đó sẽ thay đổi cách các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống không chỉ sản xuất mà còn marketing sản phẩm/thương hiệu của họ. Để thành công, các công ty sẽ cần xây dựng niềm tin bằng cách tập trung vào các giao thức an toàn và bảo mật để bảo vệ dữ liệu tiêu dùng cá nhân mà họ cần để phát triển các sản phẩm mới này. Tại Nhật Bản, Nestlé thí điểm một chương trình sử dụng trí tuệ nhân tạo, xét nghiệm DNA và phân tích bữa ăn để thu thập dữ liệu của người tiêu dùng về chế độ ăn uống và sức khỏe.
Cho dù các doanh nghiệp Việt chưa thể có nguồn lực để áp dụng những công nghệ như AI hay phân tích DNA nhưng chúng ta vẫn có thể khai thác từ những dữ liệu đang có trong và ngoài thị trường để bắt kịp cơ hội và đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống và phân tích dữ liệu.
Các nhóm NTD thế hệ trẻ lớn lên với các sản phẩm có thương hiệu riêng và mỗi thương hiệu sẽ có những câu chuyện riêng để kể như lịch sử hình thành, văn hóa, triết lý,.. còn doanh nghiệp bạn sẽ có câu chuyện nào để kể?

* Doanh nghiệp bạn có thể khai thác được những gì từ dữ liệu đang có từ khách hàng?Khai thác để tiếp cận, đề xuất món ăn khách hàng sẽ sử dụng?
* Bảo mật dữ liệu là một khái niệm nhạy cảm, vậy nên hãy tạo ra sự minh bạch và rõ ràng như hỏi ý kiến khách hàng về việc sử dụng các dữ liệu cá nhân của họ.

SAVE ME – ĂN UỐNG DỰA TRÊN SỰ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một vấn đề và mối quan tâm hàng đầu với người tiêu dùng. Bạn có biết người tiêu dùng hiện bắt đầu lựa chọn các loại thực phẩm dựa trên cả tiêu chí mức độ tác động môi trường hoặc khí
hậu?
Theo một cuộc thăm dò của NPR/Ipsos, hơn 80% cha mẹ tại Mỹ ủng hộ giảng dạy về biến đổi khí hậu ở trường.
Điều này sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng của NTD trong việc lựa chọn thực đơn hàng ngày cũng như là thực hành theo các chế độ ăn uống. Như vậy, người tiêu dùng bắt đầu lựa chọn thực phẩm không dựa trên sở thích hoặc giá trị thực phẩm mà thay vào đó dựa trên mức độ tác động đến môi trường, khí hậu.

Hơn 80% cha mẹ tại Mỹ ủng hộ giảng dạy về biến đổi khí hậu ở trường
Thống Kê tác động của môi trường cho việc lựa chọn thực phẩm

Các doanh nghiệp đang kinh doanh thực phẩm cần nhanh nhạy hơn trong việc cải thiện sản phẩm của mình, có thể là một sản phẩm mới hoặc cải tiến lại sản phẩm đang kinh doanh theo định hướng thân thiện hơn.
Tại sao doanh nghiệp củkhông đưa ra những loại thực phẩm vừa thân thiện với môi trường mà vừa đáp ứng được nhu cầu về hương vị, giá trị dinh dưỡng cho khách hàng hoặc kinh doanh kết hợp đầu tư vào các dự án về môi trường?
Thay vì đầu tư tất cả ngân sách các hoạt động truyền thông xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp có thể trích ra một chút ngân sách đầu tư vào các hoạt động hướng đến môi trường và bền vững hơn – đó cũng là một cách xây dựng thương hiệu hiệu quả.
Xu hướng truyền thông “push” (đẩy) các thông điệp, thông tin về sản phẩm ngày càng trở nên kém hiệu quả thay vào đó hãy tự làm mình “hấp dẫn” để “pull” (kéo) khách hàng.

Take away cho Marketer và Doanh nghiệp

Nếu bạn là nhà sản xuất đang cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe con người hơn thì làm thế nào có thể tận dụng và truyền đạt điều này với người tiêu dùng? Câu trả lời có lẽ là doanh nghiệp nên thu thập thêm các thông tin về khách hàng mục tiêu như nhu cầu, kỳ vọng của họ, pain point, nỗi lo lắng liên quan đến sản phẩm bạn đang sản xuất và kinh doanh. Từ đó xây dựng lên chân dung khách hàng (persona) và điểm chạm (touchpoint) để có thể tiếp cận họ dễ dàng hơn. Hay thậm chí doanh nghiệp có thể khám phá ra insight khách hàng từ đó tạo ra các sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) đáp ứng được nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng.

Nếu bạn đang kinh doanh và khó mà có thể thay đổi sản phẩm thì có thể cung cấp thêm các sản phẩm thân thiện bên cạnh sản phẩm hiện tại hoặc thêm các tùy chọn để khách hàng lựa chọn không? Khách hàng luôn thích thú khi họ có nhiều lựa chọn mà.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gợi ý khách hàng đưa ra các ý kiến đóng góp về hoạt động đầu tư bền vững và hài hòa giữa chất lượng sản phẩm và mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Nên áp dụng các phương án có thể kết hợp công sức đóng góp từ cả doanh nghiệp và khách hàng để khách hàng cảm thấy gắn kết và là một phần của doanh nghiệp/thương hiệu hơn

SCIENCE ME – ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ THỰC PHẨM TRONG THỜI ĐẠI 4.0?

Tất cả chúng ta đều nhận thấy xu hướng sử dụng các sản phẩm thay thế thịt và sữa từ thực vật. Nhu cầu này không chỉ là thị trường ngách và trở thành một phần của thị trường rộng lớn. Như đã đề cập người tiêu dùng giờ đây có vẻ “thông minh” và cẩn thận hơn, họ quan tâm không chỉ là các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật mà còn đưa ra các cuộc trao đổi, thảo luận về thành phần và công nghệ chế biến trong các loại thực phẩm đó – như những người có chuyên môn.
Có vẻ như khi người tiêu dùng quan tâm và ủng hộ các loại thực phẩm tươi và nguyên chất thì các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp sẽ suy giảm mức tiêu thụ. Nhưng thực tế, cho dù NTD ưa thích và tích cực áp dụng các thực đơn đầy thực phẩm tươi và không qua chế biến kỹ hoặc ăn kiêng vì lý do sức khỏe thì cuối cùng họ lại sử dụng các loại thực phẩm qua chế biến nhiều hơn.
Điều này liệu có là người tiêu dùng đang đánh đổi sức khỏe cho các loại hương vị ưa thích? Khách hàng có vẻ như phức tạp hơn doanh nghiệp thấy rất nhiều. Nếu doanh nghiệp kinh doanh của bạn bất chợt phát hiện một vài hành vi của khách hàng mà khó có thể lý giải nguyên nhân tại sao họ làm vậy thì đã đến lúc phải “cất công” tìm hiểu khách hàng sâu hơn. Vì chính doanh nghiệp đang không hiểu khách hàng của mình, nếu vậy thì thực sự khó mà đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của họ.

Take away cho Marketer và Doanh nghiệp

Khoa học và công nghệ sẽ đóng vai trò ra sao khi NTD quan tâm đến các dạng thực phẩm và đồ uống tươi mới, thuần hữu cơ? Sự chấp nhận của NTD đối với các doanh nghiệp áp dụng khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và chế biến sẽ ra sao?
Đối với mỗi nhóm thế hệ thì phản ứng của từng nhóm lại khác nhau. Trong đó, Thế hệ Z là nhóm người tiêu dùng dễ chấp nhận nhất, có đến 71% những người được hỏi thế hệ này cảm thấy thoải mái với thực phẩm sử dụng công nghệ để hỗ trợ sản xuất. Trong khi đó chỉ có 56% thế hệ X (Millennial) và 58% thế hệ Baby Boomer chấp nhận (Theo U.S. Ketchum 2019 Food Tech Consumer Perception Study).
Để bắt kịp xu hướng và nhu cầu từ khách hàng mục tiêu, đã đến lúc bạn nên tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sau:
1. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là thế hệ Millennial hay thế hệ Z thì doanh nghiệp có cần thay đổi gì với các sản phẩm đang kinh doanh hiện tại? Họ có kỳ vọng gì? Chương trình truyền thông sẽ nên theo định hướng nào?

2. Nếu bạn có ý định thay đổi và cải tiến một chút các sản phẩm thực phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu NTD thì liệu đó có phải là biện pháp lâu dài? Sự thay đổi đó có phù hợp với chiến lược, định vị thương hiệu doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất đang theo đuổi?

ENTERTAIN ME – MUA SẮM LÀ ĐỂ TRẢI NGHIỆM

Nếu các loại thực phẩm có thể chuyển sang giao dịch trực tuyến và loại hình giao dịch này ngày càng phổ biến thì các cửa hàng địa phương, nhà hàng truyền thống nên “đi đâu về đâu”?
Tất nhiên các loại nhà hàng, quán ăn và cửa hàng vẫn sẽ tồn tại trong tương lai, nhưng đã đến lúc doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến yếu tố dịch vụ và trải nghiệm ở đây. Các loại hình kinh doanh đồ ăn đồ uống bên ngoài việc đáp ứng nhu cầu ăn uống cần thiết cơ bản thì từ lâu đã trở thành một loại hình dịch vụ giải trí. Tuy nhiên các doanh
nghiệp Việt hiện nay đa phần bị bỏ sót và chưa làm “hiện hình” rõ tính dịch vụ và trải nghiệm. Cạnh tranh càng nhiều chất lượng đồ ăn không khác nhau nhiều vậy thì khách hàng có lý do gì để chọn nhà hàng của bạn mà không phải là đối thủ? Câu trả lời đó chính là tìm ra điểm khác biệt của sản phẩm (Unique Selling Point – USP).

Unrecognizable female with smartphone with mobile app for online shopping  taking fresh groceries from delivery man - ADSF15002 - ADDICTIVE STOCK  CREATIVES/Westend61
Mua sắm là giải trí

Nhờ sự cải thiện về công nghệ, kỹ thuật năng suất được gia tăng và tính chuyên môn hóa là điều không thể thiếu; sự phát triển của internet đã làm cho các bạn trẻ càng ngày muốn nhiều thứ hơn là việc thỏa mãn giác quan vị giác và nhu cầu ăn uống của mình.
Bạn sẽ làm gì khi đọc xong một đoạn báo cáo sau:

“Trong một báo cáo của CCFI năm 2019 cho thấy 91% người tiêu dùng biết rất ít hoặc không biết gì về các phương thức canh tác hiện đại. Tuy nhiên, có đến 60% người được hỏi quan tâm đến việc biết thêm về cách thức ăn của họ được trồng và chế biến. Nông dân và nhà sản xuất được công chúng coi là nguồn thông tin đáng tin cậy hơn so với các cửa hàng, nhà hàng hoặc nhà chế biến/sản xuất thực phẩm.”

Theo Public trust research report, CCFI 2019

Bổ sung thêm thông tin về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, cách chế biến lên bao bì sản phẩm? Nếu vậy thì doanh nghiệp của bạn sẽ khó mà cạnh tranh và thành công được. Doanh nghiệp bạn cũng có thể áp dụng công nghệ VR hoặc AR cho khách hàng tham quan về nơi mà thực phẩm họ tiêu thụ hàng ngày được sinh ra để tăng trải nghiệm người dùng mà.
Đó là sự khác nhau giữa việc bạn chỉ có một báo cáo và việc có một báo cáo và một nhà tư vấn – sẽ giúp bạn phân tích và áp dụng dữ liệu đó vào các quyết định marketing

Take away cho Marketer và Doanh nghiệp

Có một số bạn khi đọc đến đây chắc hẳn đã nghĩ đến các dạng quán ăn, nhà hàng kết hợp trải nghiệm như lẩu FA và lẩu thoát ế đang thịnh hành tại Việt Nam và châu Á, các quán cà phê có view vintage hoặc theo style nhất định. Tuy nhiên, nên cẩn trọng khi lựa chọn áp dụng ý tưởng này vì đó có thể chỉ là xu hướng nhất thời, khó bền vững và ai cũng có thể bắt chước được.
Điều quan trọng là bạn phải biết được mình là ai, bạn bán sản phẩm hay bán giải pháp? Thứ bạn bán có điểm gì nổi bật và đáp ứng được một lượng khách hàng ổn định?
Đối với một quán ăn hay nhà hàng việc kinh doanh là kinh doanh một loại hình dịch vụ và dịch vụ thì vô hình tuy nhiên có nhiều cách đề doanh nghiệp hữu hình hóa thông qua những yếu tố hữu hình như thái độ nhân viên, quy trình phục vụ, cách doanh nghiệp “cư xử” , độ trễ trong sự phản hồi khi khách hàng có yêu cầu, bầu không khí, không gian.
Một số gợi ý nhỏ doanh nghiệp có thể cân nhắc:
* Làm sao để quá trình lựa chon và mua sản phẩm của khách hàng thú vị hơn?
* Nếu bầu không khí tại quán tác động đến cả 5 giác quan của khách hàng thì họ sẽ ấn tượng hơn và nhớ bạn hơn không?
* Nếu không ăn tại quán thì làm sao để khách hàng đem đồ mang về vẫn cảm thấy mình đang có trải nghiệm với dịch vụ của nhà hàng?
* Đôi khi một chút ngạc nhiên và bất ngờ cũng là một hướng để làm khách hàng có trải nghiệm tốt hơn

KETO ME – SỰ DỊCH CHUYỂN TỪ HÀNH VI ĂN UỐNG TỪ NO-CARB ĐẾN LOW-CARB

Trong Báo cáo xu hướng FNB của Nourish (Theo The 2020 Nourish network trend report) có chia sẻ rằng việc NTD chuyển sang ăn uống có chọn lọc như một cách tối ưu hóa cả hiệu quả về thể chất và tinh thần. Chế độ ăn Keto low-carb đã trở thành một xu hướng phổ biến, thực tế là càng ngày có cành nhiều sản phẩm và thương hiệu mới gia nhập thị trường. Instagram có hơn 16.000.000 bài đăng được gắn thẻ “keto“. Và dữ liệu của Google Trend cho thấy xu hướng này tiếp tục gia tăng với mức tăng đột biến dự kiến vào đầu mùa hè 2020.

Từ khóa “Keto” trên Instagram
Keto đang trở thành một chế độ ăn kiêng, một lối sống chính thống trên toàn cầu.

Ngay cả khi bạn không thể tự nấu thì hàng loạt các cửa hàng vậy xung quanh và chỉ việc đặt hàng hoặc đăng ký trọn gói là sẽ có người giao đến cho bạn đúng giờ kèm theo việc bạn có thể lựa chọn thực phẩm theo sở thích, các loại chế độ ăn kiêng khác như Paleo, thực phẩm không chứa gluten,…

Trong một cuộc thăm dò khác của Đại học Dalhousie (Source: Dalhousie University – The single-use plastics dilemma: Perceptions and possible solutions, 2019) tại Canada gần đây cho thấy 26% người được hỏi đã thử hoặc xem xét thử Keto trong 18 tháng. Đó là một nhóm người tiêu dùng khá lớn. Và chế độ ăn kiêng này dường như có được kết quả giảm cân nhanh chóng.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng e ngại chế độ ăn uống keto No-carb này gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho cơ thể vì có thể thiếu một số loại protein và chất béo cần thiết.
Chính vì vậy, liệu NTD thay thế chế độ ăn kiêng Keto no-carb bằng Keto low-carb – với các sản phẩm thân thiện hơn không? Khi có những thông tin liên quan đến các nghiên cứu và thí nghiệm chỉ ra rằng con người nên lựa chọn chế độ Keto low-carb.
Tại Triển lãm CHFA gần đây ở Toronto, đã có những sản phẩm mới công bố thông tin về chỉ số GI (chỉ số đường huyết) ở bao bì. Chỉ số đường huyết là thang điểm từ 0 đến 100, với 100 là glucose nguyên chất, đại diện cho mức tăng đường huyết tương đối hai giờ sau khi tiêu thụ một loại thực phẩm cụ thể. Các sản phẩm slow-carb có thể cung cấp năng lượng một cách thân thiện hơn với người tiêu dùng để kết hợp một số lợi ích của chế độ ăn Keto.

Take away cho Marketer và Doanh Nghiệp

Nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh các sản phẩm liên quan đến chế độ ăn kiêng Keto thì bạn đã có sản phẩm được coi là Keto low-carb thân thiện hơn cho người tiêu dùng chưa?
Nhóm sản phẩm nào nên giữ nguyên, nhóm sản phẩm nào nên cải tiến theo hướng Low-carb?
Bạn có thể cung cấp cho thực khách một “phiên bản Keto” thân thiện với menu hiện tại không?

NOURISH ME – SẢN PHẨM ĐỊA PHƯƠNG DƯỜNG NHƯ ĐANG NHẬN ĐƯỢC SỰ TIN TƯỞNG NHIỀU HƠN CÁC
THƯƠNG HIỆU?

Bạn đã bao giờ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương và đang trong mùa thu hoạch vì cảm thấy sẽ thân thiện với sức khỏe và tươi hơn?
Nếu có thì bạn đã theo xu hướng lựa chọn các mặt hàng có gắn nhãn mác “địa phương” (local) rồi đó.
Lý do chính cho việc mua sắm các loại thực phẩm địa phương vì NTD cho rằng nếu ở gần thì thực phẩm sẽ tươi hơn, ít chất bảo quản và không phải vận chuyển xa.
Kỳ vọng này không chỉ dừng ở NTD khi lựa chọn thực phẩm đem về nhà để chế biến mà họ còn kỳ vọng với cả các nơi khác như nhà hàng, trường học, bệnh viện,…
Chuyên gia dinh dưỡng của Canada LTC Action Group (Source: The networ trend report, Nourish 2020) báo cáo rằng rau, trái cây tươi và protein chất lượng cao có xu hướng là những thứ đầu tiên được NTD và doanh nghiệp lựa chọn khi cân nhắc thực phẩm từ địa phương.

Take away cho Marketer và Doanh Nghiệp

Nếu bạn là nhà sản xuất/nông dân thì làm thế nào bạn có thể kết nối với các nhà phân phối thực phẩm phục vụ các cơ sở công cộng như trên?
Còn nếu bạn là nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối thì nên thêm các mặt hàng thực phẩm địa phương vào kệ hàng ra sao? Làm thế nào bạn có thể thay thế các mặt hàng thực phẩm hiện tại bằng các tùy chọn địa phương để đáp ứng nhu cầu của khách hàng?

Có một xu hướng đang phát triển để tìm ra những cách sáng tạo để đưa thực phẩm địa phương xuống mức rất địa phương và đúng nơi công cộng tiêu thụ. Các hình thức giải trí NTD có thể tham quan và tham gia sản xuất và thu hoạch thực phẩm đang trở nên phổ biến cho dù ngay tại trung tâm của thành phố NTD có thể dễ dàng tìm được một nơi như vậy. Đó là cách khác để giữ cho nhà sản xuất, doanh nghiệp kết nối với khách hàng. Thêm vào đó doanh nghiệp vẫn có thể cung cấp đến thị trường và được NTD xung quanh lan truyền và sử dụng. Điều này vừa giúp doanhnghiệp giảm tải các chi phí vận chuyển, bảo quản cũng như chất lượng cũng sẽ tươi hơn khi không phải vận chuyển quá xa.

TEACH ME – NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN BIẾT NHIỀU THỨ HƠN NỮA

Việc phát triển và đưa các loại công nghệ vào nuôi trồng hay sản xuất các loại thực phẩm vẫn là một điều hiển nhiên, doanh nghiệp cũng hiểu mình đang áp dụng những công nghệ nào, sản phẩm của mình tốt ra sao,… Tuy nhiên, đó là doanh nghiệp biết, không phải NTD. NTD ngày nay hầu như có đủ hiểu biết về công nghệ hay các kỹ thuật mà doanh nghiệp đang sử dụng trong khi các doanh nghiệp chỉ nhắc đến công nghệ đó mà thường hiếm khi có giải thích về nó.
Trong một loạt báo cáo thường niên của CCFI (Source Public trust research report, CCFI 2019) tại Canada chỉ ra rằng NTD không hiểu và không biết các khoa học công nghệ hay kỹ thuật mà doanh nghiệp đang sử dụng. Cụ thể, trong báo cáo vào các năm 2012, 2016, 2019 có đến hơn 90% số người được hỏi cho biết họ biết rất ít hoặc không biết gì về các dạng thông tin này. Đây là một lỗ hổng gây ra những khoảng cách giữa doanh nghiệp và NTD cuối cùng, nếu họ không biết, không hiểu bạn vậy họ có lý do gì để tin bạn?

Tuy nhiên có một sự may mắn đó là đa phần NTD đều có mong muốn tìm hiểu về cách thức sản xuất và tròng trọt đối với các loại thực phẩm họ đang tiêu thụ.

Ví dụ, nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, nhiều trường hợp gian lận thực phẩm đang được đưa ra. Điều này không hẳn là tiêu cực, đó có thể là “yếu tố” thúc đẩy NTD tìm hiểu nhiều hơn, mua sắm thông thái hơn và đó là cơ hội cho những doanh nghiệp muốn kinh doanh bền vững. Vì họ e ngại các sản phẩm về thực phẩm có tác động đến sức khỏe dẫn đến sự lo lắng của người tiêu dùng tăng lên, đặc biệt là khi những câu chuyện này xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Bạn có nghĩ rằng họ lo lắng, e ngại hơn nên khi mua sắm họ sẽ phải chú ý nhiều hơn đến nhãn mác và đặt các nghi vấn liên quan đến cách thức sản xuất và chất lượng của sản phẩm? Vậy tại sao không bổ sung thêm các thông tin chi tiết về nguồn gốc xuất xứ, phương pháp chế biến, công nghệ đã sử dụng để gây ấn tượng và thu hút khách hàng?

Take away cho Marketer và Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp của bạn đã biết gì về những thứ NTD, khách hàng mục tiêu muốn biết? Hay nên bắt chước đối thủ để không bị “kém cạnh”?
Nếu vậy thì doanh nghiệp của bạn sẽ mãi chỉ là “người đi sau” mà thôi.
Tại sao những hàng động của doanh nghiệp của bạn lại phải chờ đối thủ triển khai? Bạn e ngại rủi ro khi là người tiên phong, đi trước? Cảm thấy không có đủ cơ sở để tự tin đưa ra các quyết định kinh doanh, truyền thông?
Như đã đề cập ở trên, hãy xem xét lại những dữ liệu bạn đang có hoặc chưa có để hiểu khách hàng hơn. Hiểu những gì bạn nên làm để tạo ra thiện cảm, sự tin tưởng khi khách hàng sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

PLANT ME – SỰ DỊCH CHUYỂN TỪ TIÊU DÙNG ĐỘNG VẬT SANG THỰC VẬT

Ngày càng nhiều người tiêu dùng nhận thức được rằng tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật sang thực vật là tốt nhất cho sức khỏe cũng như môi trường. Do đó, nhiều nhà bán lẻ/nhà cung cấp đang cung cấp các món ăn chay, các loại bơ sữa, dầu ăn từ hạt thay vì động vật như trước kia.
Nhất là đối với các sản phẩm được gán nhãn “thân thiện, lành mạnh” với sức khỏe và môi trường lại càng được NTD cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng hơn. Họ cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu, yếu tố về hương vị, chất lượng hơn thông thường vào các dịp đặc biệt như có khách, ngày lễ tết, dành cho người đặc biệt như trẻ em, người già,…
Theo Mintel (Source: Global Food and Drink Trends, Mintel 2030), hơn một phần tư (27%) trong số nhóm tuổi từ 16-34 nói rằng họ không còn sử dụng sữa bò nữa. Những lý do chính được đưa ra có liên quan đến sức khỏe (37%) và mối quan tâm về môi trường (36%). Hàng loạt các sản phẩm sữa như sữa đậu nành và sữa óc chó, sữa yến mạch ra đời cho thấy sự phổ biến ngày càng tăng của sữa từ thực vật đã tác động rõ rệt đến thị trường sữa
Cùng với đó là việc nông dân chăn nuôi bò sữa ở Anh bị giảm 50% lợi nhuận chỉ trong một năm (Source: Farming UK report, 2018/2019) khi nhu cầu về sữa bò giảm dần.
Song song với các dạng thực phẩm có nguồn gốc thực phẩm và hữu cơ (organic) thì người tiêu dùng đang bổ sung thêm một yếu tố “nguyên chất” vào nhóm những yếu tố đánh giá và cân nhắc lựa chọn khi mua như hương vị, thành phần, giá trị dinh dưỡng, giá cả,…
Có một số loại thực phẩm đang được khách hàng sử dụng và thay đổi hành vi như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, sữa tươi thanh trùng,…

Như đã đề cập ở trên NTD ngày càng ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật hơn là động vật, trong đó điển hình nhất là thịt động vật. Trong suốt thời kỳ tiến hóa từ người vượn cho đến ngày nay, trải qua nhiều triệu năm, con người vẫn luôn coi thịt là thứ thực phẩm quan trọng và tầng cao hơn thực vật. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, người tiêu dùng biết rằng có rất nhiều nghiên cứu và tranh luận xoay quanh vấn đề thịt động vật là một thứ thực phẩm tệ hại cho cả sức khỏe con người và môi trường.
Nhưng vấn đề là người tiêu dùng sẽ không chờ đợi xem bên nào mới đúng, liệu thịt ăn hàng ngày đó bao giờ được các nhà khoa học chứng minh thực sự lợi hay hại.
Bạn và tôi đều biết khách hàng ngày nay luôn chủ động tìm kiếm thông tin ở mọi lúc mọi nơi, nhờ sự thuận tiện của internet và trong khi họ tìm kiếm, nghiên cứu và đánh giá đó họ sẽ tự có “kết luận” cho bản thân. Và hiển nhiên sẽ có một nửa nghiêng về việc sẽ hạn chế ăn thịt và thay thế bằng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đương từ thực vật. Kết quả là nếu bạn định kinh doanh nhà hàng thịt nướng thì bạn sắp sửa “mất đi” một nửa nhóm khách hàng hạn chế ăn thịt vì cảm thấy không lành mạnh và thân thiện với sức khỏe hoặc họ sẽ kiếm tìm một loại thịt bền vững và thân thiện với môi trường hơn như thịt hữu cơ và chấp nhận chi trả một mức giá cao hơn.

Take away phần này để bạn đọc tự điền vào

SUSTAIN ME – MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG

Người tiêu dùng ngày càng mong đợi các công ty đầu tư vào sự bền vững, với nghiên cứu của Innova Market Insights* chỉ ra rằng, trung bình, 85% người tiêu dùng Mỹ và Anh dự kiến các công ty sẽ đầu tư vào sự bền vững vào năm 2019, tăng từ 64% vào năm 2018. Trong lĩnh vực lãng phí thực phẩm, tái chế là tái chế mới, khi các công ty cố gắng tuân theo cách tiếp cận không lãng phí bằng cách tạo ra giá trị từ các sản phẩm phụ.
Trong khi đó, với trọng tâm là hạn chế sử dụng các loại bao bì từ nhựa, nilon,… cũng như phát triển các lựa chọn bao bì thay thế bền vững.

Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và tiêu dùng bền vững là hai xu hướng lớn sẽ tiếp tục vào năm 2020, đặc biệt là với những phát hiện nghiên cứu mới về chế độ ăn uống và hệ vi sinh vật đường ruột và công bố đánh giá Henry Dimbleby.
Theo Trendspotter Reem Assil, đầu bếp/chủ sở hữu của Reem’s California cho biết, cho các sản phẩm có giá trị xoay quanh tính bền vững đang là xu hướng trong tương lai bên cạnh các loại hình sản xuất và chế biến như công nghệ tái tạo, nguyên liệu tái chế hoặc thực phẩm từ thực vật. Các sản phẩm được tái chế, những sản phẩm được làm bằng các thành phần có thể phân hủy, đang trở nên phổ biến hơn.
Theo báo cáo SFA (Source: Specialty Food Association (SFA) Trendspotter Panel, 2020) của Tạp chí công nghiệp thực phẩm năm 2019-2020 người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Z, là những người mua sắm theo định hướng giá trị, có nghĩa là họ nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị đem lại từ sản phẩm khi đưa ra các quyết định mua hàng.

Take away cho Marketer và Doanh Nghiệp

Trẻ em và người cao tuổi là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp trong thị trường FnB nên quan tâm hơn.
Trong báo cáo tháng 6 năm 2019 của Public Health England (Source: Foods and drinks aimed at infants and young children: evidence and opportunities for action, June 2019) nhận thấy rằng nhóm khách hàng này đang bị bỏ ngỏ cho sản phẩm, dịch vụ ăn uống lành mạnh.
Cụ thể, dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai, sau sinh và cho trẻ em sơ sinh. Có một khoảng trống còn bỏ ngỏ trên thị trường cho các loại thực phẩm như cháo, đồ uống, đồ ăn sáng nướng và các sản phẩm ăn nhẹ có hàm lượng protein và chất dinh dưỡng phù hợp khẩu vị cho người cao tuổi.

EDIFY ME – KHÁCH HÀNG NGÀY CÀNG CHÚ Ý ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KHI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM

Khách hàng ngày nay đang có những quan điểm, niềm tin tác động đến kinh doanh hơn bao giờ hết, việc lựa chọn thực phẩm của họ còn phải xem xét đến yếu tố đạo đức của sản phẩm hay nhà cung cấp, sản xuất có liên quan.
Khi khách hàng được đặt làm trung tâm, họ quan tâm đến nhiều thứ khi đưa ra các quyết định mua hàng hơn là việc trình bày, chất lượng của món ăn, có rất nhiều trong chuỗi thức ăn đó – từ người lao động, cách sản xuất cho đến việc sử dụng nước, đất và sự đa dạng sinh học trong môi trường.
Khách hàng đang chú ý hơn đến các hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, môi trường tại nơi làm việc và các cáo buộc quấy rối tình dục hay vi phạm quy định của nhà nước,.. Bạn có cảm thấy áy náy khi sử dụng ống hút hay cốc nhựa không? Bạn thấy sao nếu phát hiện thương hiệu đồ ăn bạn thường ăn lại thường xuyên không trả lương cho sinh viên khi thử việc?
Theo nghiên cứu toàn cầu Earned Brand của Edelman 2019 (Source: 2019 Edelman Global Food and Beverage Trends Report) , 54% NTD toàn cầu tin rằng họ dễ chấp nhận một thương hiệu của một doanh nghiệp hơn cả các tổ chức chính phủ nếu họ đã và đang giải quyết các vấn đề xã hội. Những kỳ vọng này có thể chuyển thành sức mua hàng khi nhu cầu của người tiêu dùng trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi.

CONNECT ME – TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI VÀ CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG

Phương tiện truyền thông xã hội (social Media) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc kết nối các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống với khách hàng. Các loại sản phẩm thực phẩm không chỉ là hàng hóa đơn thuần mà còn mang nhiều màu sắc của dịch vụ và trải nghiệm hơn. Chính vì vậy, truyền miệng (word of mouth) là yếu tố không thể thiếu nếu muốn khách hàng biết và thích thú đến sản phẩm của doanh nghiệp. Các nền tảng xã hội (Social Platform) đang trở thành các diễn đàn, nơi ý kiến được chia sẻ bởi cả khách hàng và người có ảnh hưởng đến cộng đồng đó.

Theo báo cáo của Baraometer (Source: Food and Beverage insights report, ANZ, 2020), gần 50% doanh nghiệp FnB cho biết họ đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho cả mục đích kinh doanh và mục đích cá nhân. Bên cạnh đó, gần 55% số doanh nghiệp được hỏi về thực phẩm và đồ uống cho biết nhờ sự phát triển của điện thoại di động, đã thúc đẩy doanh thu cao hơn đến gần 3 lần so với bình thường. Một nhà sản xuất các sản phẩm sức khỏe tự nhiên đã báo cáo rằng 90% doanh số của họ đến từ cửa hàng online là thông qua điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Đối với thị trường châu Á, hiểu được vai trò của truyền thông xã hội và thương mại điện tử là điều cần thiết. Điển hình là Trung Quốc đã trở thành thị trường TMĐT lớn nhất thế giới và phát triển nhanh nhất thế giới. Theo công ty Nghiên cứu Quốc Tế TND, 4 trên 5 người dùng internet Trung Quốc truy cập internet thông qua một thiết bị di động. Trước đây, doanh nghiệp phải trải qua một mạng lưới phân phối và bán buôn thực sự phức tạp để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối nhưng bây giờ nhiều doanh nghiệp thực sự xem thương mại điện tử như một chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả.

Take away cho Marketer và Doanh Nghiệp

Cuối cùng, người tiêu dùng luôn muốn kết nối với những người xung quanh họ từ cộng đồng, xã hội thậm chí là trên toàn cầu.
Như đã đề cập, NTD quan tâm đến việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến sản phẩm, công nghệ của thương hiệu.
Nhờ sự phát triển của internet, việc giao tiếp và tương tác với khách hàng trở thành điều bắt buộc với mọi doanh nghiệp có rất nhiều kênh mà NTD đang hiện diện như social media họ làcác user, là thành viên của các cộng đồng, là người ủng hộ của các thương hiệu,.. Phương tiện truyền thông xã hội đang thay đổi, cho phép mọi người truy cập nội dung với các câu chuyện và video trực tiếp nhanh hơn. Một số nền tảng cung cấp cho mọi người cách tiêu thụ nhiều nội dung hơn trong cùng một khoảng thời gian. Người tiêu dùng đang lấy thêm thông tin nhưng hy vọng sẽ sử dụng cùng một lượng thời gian. Người tiêu dùng mong muốn các thương hiệu cung cấp các thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ một cách nhanh chóng – bắt kịp sự thay đổi của họ, hiểu họ hơn.
Nếu doanh nghiệp của bạn muốn ra một sản phẩm mới hoặc có những thay đổi nhất định hãy nên hỏi ý kiến khách hàng một chút trước khi bắt tay vào triển khai.
Thương hiệu càng kết nối và giao tiếp một cách có phong cách/tính cách riêng, có quan điểm thì NTD càng cảm thấy gần gũi và thoải mái khi chia sẻ hơn..

ADD ME – MỘT SỐ XU HƯỚNG KHÁC

Hương vị truyền thống

Không gì hơn khi một khách hàng khi tiêu thụ một loại đồ ăn hoặc đồ uống nào đó xuất phát từ nhu cầu thưởng thức từ vị giác – hương vị – phải là nhu cầu đầu tiên được đáp ứng. Các loại thực phẩm có hương vị truyền thống, gắn liền với thời thơ ấu, về bản bản chất thường là các loại thực phẩm địa phương. Khi người tiêu dùng ngày nay có quá nhiều sự lựa chọn thì bạn thấy họ đang quan tâm và tìm đến các hương vị quen thuộc, hương vị của quá khứ. Những loại thực phẩm có hương vị này hiện đang có nhiều mức từ cao cấp với các phương pháp chế biến hữu cơ, tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ thực vật cho đến đại trà, bình dân.

ĐIều này có thể coi là NTD có một sự quan tâm mới về loại hương vị truyền thống cho từng khu vực địa phương, đất nước không? Câu trả lời nằm ở khách hàng, nếu bạn có một ý tưởng, một concept sản phẩm nên test trước ở quy mô nhỏ trước khi quyết định đầu tư lớn.

Tuổi thọ

Tuổi thọ luôn là một yếu tố các nhà kinh tế đo lường sự hạnh phúc ở một quố c gia, không tự nhiên mà đây là một chỉ số quan trọng. NTD ngày nay đang có những nhận thức rõ hơn về những gì họ tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức khỏe tổng thể và ngoại hình của mình. Các doanh nghiệp đi đầu trên thế giới trong ngành FnB đang khai thác sức mạnh chống lão hóa của các chất chống oxy hóa trong các thực phẩm khác nhau, từ quả mọng, dầu olive, mật ong và các loại hạt…

Hạn chế tiêu thụ đường

Hàng loạt các nghiên cứu và những bài báo liên quan đến tác hại tiêu cực của đường đối với sức khỏe như béo phì và tác động đên vẻ đẹp bên ngoài. Vậy nên không khó hiểu khi nhiều người e ngại việc tiêu thụ các sản phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,…

Thay vì tiêu thụ đường mía, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng siro hoặc các loại đường từ hoa quả, vị ngọt từ tự nhiên như mật ong. Các thương hiệu lớn như Nestlé đã ra mắt Milkybar Wowsomes và Cadbury (sữa ít đường hơn 30%) để bắt kịp xu hướng.

Bạn có thấy sữa tươi không đường có giá cao hơn sữa tươi có đường tại các siêu thị? Và hàng loạt các sản phẩm không đường hoặc ít đường khác bên cạnh các sản phẩm có đường truyền thống như nước có ga, sữa, sữa chua, sữa chua uống men sống, chocolate,….

Vấn đề không còn nằm ở giá cả, quan trọng là doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, họ quan tâm đến những gì, tác động bởi các yếu tố nào,…

Thuận tiện và nhanh chóng

Các loại thực phẩm ăn tại chỗ đang được dự kiến là sẽ tăng lên trong những năm tới. Thực phẩm tiện lợi và đồ ăn sẵn là kết quả của sự phát triển về công nghệ trong nghành công nghiệp thực phẩm.

Áp lực xã hội và các nỗi e ngại về sức khỏe là mối quan tâm chính trong cuộc sống hiện đại khi người tiêu dùng vừa phải quan tâm đến công việc, gia đình và đời sống xã hội trong khi cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, cả về thể chất và tinh thần.

Thêm vào đó, họ tiếp cận nhiều kênh thông tin hơn quan tâm hơn giữa lợi ích đ e m l ại và chi phí bỏ ra. Điều này dẫn đến làm tăng nhu cầu về các loại thực phẩm bổ dưỡng, dễ chế biến, tiện lợi và dễ mang theo, trong khi các món ăn cần nhiều thời gian hơn thì đóng vai trò thư giãn và thưởng thức.

Thuận tiện ở đây cũng bao gồm cả việc vận chuyển, bảo quản, các loại hình giao vận thức ăn đã không còn xa lạ ở Việt Nam, các loại thực phẩm tươi ăn liền như miến cháo mà không cần chế biến hay bảo quản phức tạp cũng đang dần được NTD đón nhận sử dụng. Còn với doanh nghiệp bạn, còn giải pháp nào khách hàng đáp ứng được nhu cầu tiện lợi về cả thời gian và công sức khi khách hàng sử dụng sản phẩm?

Đồ uống chức năng

Các loại đồ uống lạnh, đồ uống đóng lon bày bán sẵn như cà phê, nước ngọt có gas, nước tăng lực,… đã trở nên vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, ngày nay NTD mong đợi nhiều điều hơn là chỉ vỏn vẹn một chút cafein, đường và hương trái cây nhân tạo trong các loại đồ uống trên. Các loại đồ uống bổ sung chất dinh dưỡng như axit amin, vitamin, khoáng chất và có nguồn gốc thuần tự nhiên đã bắt đầu trở thành xu hướng được NTD quan tâm. Điển hình như sữa, đồ uống tăng hiệu quả làm việc, trí nhớ hay lợi khuẩn được NTD tiêu thụ ngày càng nhiều hơn.

Như đã đề cập, NTD muốn được sử dụng các thực phẩm lành mạnh hơn nhưng cũng muốn tiết kiệm thời gian, công sức trong việc sử dụng các loại thực phẩm đó. Vậy nên các loại đồ uống chức năng như trên có lẽ là những giải pháp thay thế cho họ. Thêm vào đó, người tiêu dùng đang ngày càng tiêu thụ thực phẩm và đồ uống hỗ trợ ngoại hình và chứa các thành phần tăng cường làm đẹp vì lợi ích của cơ thể, tóc và da. Ngoài ra còn có sự phát triển của thực phẩm và mỹ phẩm, với sự ra đời của một số loại thực phẩm lấy cảm hứng từ mỹ phẩm và nhiều sản phẩm làm đẹp lấy cảm hứng từ thực phẩm.

Giá trị

Có lẽ đã sắp sửa qua các thời đại tiêu dùng quá mức và không bền vững như hiện nay. Với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề chung của xã hội hiện đại, người tiêu dùng đang xem xét kỹ hơn về thói quen tiêu dùng của chính mình. Trong khi người tiêu dùng đang tìm kiếm một cách tiếp cận “có tâm” hơn cho chi tiêu của mình thì họ cũng mong muốn nhận được các sản phẩm minh bạch và bền vững hơn.

NTD trẻ tuổi thế hệ Z đang theo đuổi chủ nghĩa tiêu dùng chậm hơn, đơn giản hóa, nhấn mạnh đến sự bền vững và lợi ích của sản phẩm. Thêm vào đó quá trình đô thị hóa nhanh chóng sẽ thu hẹp không gian có sẵn trong nhà, văn phòng và môi trường chung, đòi hỏi người tiêu dùng mua ít ‘đồ đạc’ hơn. Và vì họ mua ít hơn và hướng tới các loại sản phẩm chất lượng và đem lại nhiều giá trị hơn nên họ sẽ sẵn sàng chấp nhận chi trả mức tiền cao hơn so với thông thường.

Sản phẩm bạn đang kinh doanh có thực sự là giải pháp giải quyết vấn đề của khách hàng, đem lại giá trị cho họ?

Story telling

Theo báo cáo năm 2020 của Innova Market Insights sự quan tâm của người tiêu dùng đối với tính chính xác và minh bạch đang đòi hỏi các công ty triển phải kể những câu chuyện về sản phẩm, thương hiệu,… Trong đó, kết quả khảo sát cho thấy 56% NTD toàn cầu nói những câu chuyện xung quanh một thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Khi một công ty đưa ra các sản phẩm mới hãy nói với người tiêu dùng lý do tại sao công ty lại cho ra đời sản phẩm đó.

Bởi vì, NTD chủ yếu muốn biết về các thành phần trong một sản phẩm và nguồn gốc của các thành phần trong sản phẩm đó. Các công ty thực phẩm và đồ uống có thể tập trung vào việc kể chuyện về thành phần theo nhiều cách: theo các giá trị văn hóa, giá trị nhân văn, các giá trị về sức khỏe, chia sẻ về nguồn gốc và cách chế biến của các sản phẩm đó.

Bạn cũng thấy cả Vinamilk và TH True Milk kể về câu chuyện sữa tươi, Trung Nguyên có câu chuyện về cà phê,… các nhà hàng có những câu chuyện về nguồn gốc thực phẩm của riêng mình, còn công ty bạn có câu chuyện nào để kể cho khách hàng?

Để lại phản hồi